Phụ nữ vùng cao Thuận Châu vượt khó làm chủ kinh tế gia đình

VOV.VN - Dù mỗi người phụ nữ ở Thuận Châu có cách làm kinh tế khác nhau, nhưng tất cả đều chung một ý chí là vươn lên làm giàu chính đáng, bằng bàn tay, khối óc của mình…

Viết tiếp truyền thống vẻ vang “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam, bà Phạm Thị Đào, sinh năm 1966, trú tại tiểu khu 1, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La khẳng định mình với mô hình chăn nuôi lợn thịt nơi vùng cao, cho doanh thu hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, đến khi lập gia đình, bà Phạm Thị Đào luôn trăn trở để tìm cách đưa kinh tế gia đình đi lên, tạo điều kiện cho các con ăn học. Sau nhiều năm lam lũ, vất vả, bà đã tìm được hướng phát triển kinh tế từ các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi. Năm 1997, được gia đình cho 1 đôi lợn nái và được Hội phụ nữ tạo điều kiện cho vay vốn, bà đã quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, lúc đó, bà đã mua thêm 5 con lợn con  về nuôi lấy thịt trong khi chờ đôi lợn nái sinh sản. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc cũng như cách phòng trị bệnh, thức ăn chăn nuôi lúc bấy giờ cũng khan hiếm, nên việc chăn nuôi của gia đình gặp nhiều khó khăn.

“Vì mình không có tiền mua rau ngoài chợ nên gia đình chỉ tự túc đi cắt, đi kiếm ở quanh rừng về băm nấu bằng củi rất vất vả. Từ 1 đôi lợn được ông bà ngoại cho, sau đó mình bán đi 1 con, để lại con lợn nái và dần gây được 1 đàn, từ đấy là gia đình phát triển”, bà Đào tâm sự.

Với khát khao và mong ước làm giàu, bà Đào tiếp tục tự nghiên cứu, học hỏi nâng cao kiến thức, cũng như thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi do Thị trấn, xã, bản tổ chức. Sau vài năm, đàn lợn của gia đình dần phát triển ổn định, sinh sản tốt và cho thu nhập ổn định; kinh tế gia đình từ đó cũng khấm khá dần lên, không chỉ trả hết nợ mà còn có tiền đầu tư mở rộng chăn nuôi.

Đến nay, gia đình bà đã có chuồng lợn rộng gần 100 m2 với 30 con lợn; mỗi năm gia đình xuất bán khoảng khoảng 6 tấn lợn thịt cho doanh thu khoảng 300 triệu đồng.

Bà Đào cho hay, để bảo vệ môi trường, gia đình cũng thường xuyên vệ sinh chuồng trại, xung quanh trồng cây xanh có tán rộng; đồng thời đầu tư lắp đặt hệ thống hầm biogas, nhờ đó đã hạn chế mùi chất thải ra môi trường, góp phần tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp tại khu dân cư.

“Trong quá trình chăn nuôi, để tránh mùi chất thải lúc chưa rửa chuồng, gia đình đã tận dụng nguồn bỗng từ nấu rượu kết hợp với ủ ngô, khi cho lợn ăn sẽ ủ thêm men đường ruột cho lợn ăn trực tiếp với cám. Làm như vậy vừa không ảnh hưởng đến chất lượng của đàn lợn lại khử được mùi chất thải. Phương pháp này gia đình đã dùng cho đàn lợn từ năm 2005 đến giờ và vẫn duy trì loại men đó”, bà Đào chia sẻ.

Chị Lường Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết, không chỉ đảm đang với vai trò người vợ, người mẹ, hội viên Phạm Thị Đào còn khẳng định vị trí, vai trò của mình trong các phong trào ở địa phương, nhất là các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mô hình chăn nuôi lợn của bà Đào đã được nhiều chị em trong Hội nhân rộng và đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương.

“Chị Phạm Thị Đào là một trong nhưng hội viên tiêu biểu trong phong trào Phụ nữ phát triển kinh tế tại địa bàn thị trấn huyện Thuận Châu. Mặc dù mới chỉ là phát triển kinh tế hộ gia đình, nhưng từ mô hình phát triển kinh tế của chị Đào cũng đã dần lan tỏa và nhân rộng ra các mô hình ở trên địa bàn thị trấn; mong rằng mô hình này cũng sẽ lan tỏa và trở thành một trong những gương tiêu biểu về phát triển kinh tế hộ gia đình của Thuận Châu”, chị Thủy cho biết​​​​​​.

Cùng với bà Phạm Thị Đào, huyện vùng cao Thuận Châu còn rất nhiều phụ nữ làm kinh tế giỏi; họ làm giàu trên nhiều lĩnh vực như chăn nuôi, trồng cây ăn quả trên đất dốc, trồng rừng, kinh doanh hoặc thành lập DN để mở rộng thị trường…. Dù mỗi người có cách làm kinh tế khác nhau, nhưng tất cả đều chung một ý chí là vươn lên làm giàu chính đáng, bằng bàn tay, khối óc của mình. Từ đó, góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm giàu từ lagim - Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số
Làm giàu từ lagim - Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Lagim là mô hình trồng các loại rau-củ-quả trong nhà kính cho thu hoạch hàng tháng đảm bảo chi phí trang trải cho cuộc sống gia đình.

Làm giàu từ lagim - Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số

Làm giàu từ lagim - Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Lagim là mô hình trồng các loại rau-củ-quả trong nhà kính cho thu hoạch hàng tháng đảm bảo chi phí trang trải cho cuộc sống gia đình.

Phụ nữ vùng cao Sơn La làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương
Phụ nữ vùng cao Sơn La làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Để giúp người dân tộc vùng sâu vùng xa, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ hội viên được vay vốn, tiếp cận việc làm, phát triển kinh tế thoát nghèo...

Phụ nữ vùng cao Sơn La làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương

Phụ nữ vùng cao Sơn La làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Để giúp người dân tộc vùng sâu vùng xa, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ hội viên được vay vốn, tiếp cận việc làm, phát triển kinh tế thoát nghèo...

Phụ nữ vùng cao Quảng Nam làm giàu trên vùng đất khó
Phụ nữ vùng cao Quảng Nam làm giàu trên vùng đất khó

VOV.VN - Nhiều mô hình khởi nghiệp có sức lan toả mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hướng dẫn, tạo công ăn việc làm giúp phụ nữ nghèo vượt khó vươn lên.

Phụ nữ vùng cao Quảng Nam làm giàu trên vùng đất khó

Phụ nữ vùng cao Quảng Nam làm giàu trên vùng đất khó

VOV.VN - Nhiều mô hình khởi nghiệp có sức lan toả mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hướng dẫn, tạo công ăn việc làm giúp phụ nữ nghèo vượt khó vươn lên.