Khởi sự kinh doanh: Bước đầu trực tuyến, bước sau thủ công

VOV.VN - Thủ tục đăng ký khởi sự kinh doanh không phải là quy trình online liền mạch, quy định trả hồ sơ trong 3 ngày nhưng thực tế vẫn dài hơn nên chưa thực sự thuận lợi cho DN và nhà đầu tư.

Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam đã thuận lợi hơn, nhưng chưa phải là thuận tiện nhất. Đây là thông điệp được đưa ra tại Hội thảo “Quy định về gia nhập thị trường – hiện trạng và kiến nghị”, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh tại TP.HCM tổ chức sáng nay (21/4) theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm cải thiện và tháo gỡ khó khăn cho DN.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều cải cách các chính sách liên quan đến thủ tục gia nhập thị trường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, bao gồm thủ tục khởi sự kinh doanh và các điều kiện, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh.

So với trước, quy trình đăng ký thành lập DN đã giảm được 1/2 số thủ tục, nhiều thủ tục đã được hủy bỏ như bước làm dấu và thông báo mẫu dấu, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp với phòng đăng ký kinh doanh, thuế môn bài, trình báo sử dụng lao động…

Tuy nhiên, trong thủ tục đăng ký khởi sự kinh doanh, ban đầu là trực tuyến, nhưng các bước sau đó là bước thủ công chứ không phải là quy trình online liền mạch, quy định trả hồ sơ trong 3 ngày nhưng thực tế vẫn dài hơn... Điều này khiến khởi sự kinh doanh ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thuận lợi cho DN và nhà đầu tư.

Ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Viet-Analytics cho biết, có thể xây dựng lại phần code, tức là phần lõi công nghệ về đăng ký khởi sự kinh doanh, có hỗ trợ kết nối với các đơn vị khác (trong quy trình đăng ký), từ đó tạo ra được đầu mối duy nhất về nền tảng, để DN thuận lợi nhất trong đăng ký khởi sự kinh doanh, cũng như những hoạt động trong thay đổi kinh doanh sau này.

“Khi cần mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh mới, hoặc các thay đổi như về địa chỉ… cần có một tài khoản để tự tương tác, làm được điều đó mà không cần phải mất nhiều thời gian tương tác với cơ quan chính quyền. Điều đó cũng giảm tải được cho các cơ quan chính quyền”, ông Minh đề xuất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngại khởi sự kinh doanh trong "tháng Ngâu", số DN đăng ký thành lập mới giảm
Ngại khởi sự kinh doanh trong "tháng Ngâu", số DN đăng ký thành lập mới giảm

VOV.VN - Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 9/2020 giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2019, một phần do người dân có tâm lý hạn chế khởi sự kinh doanh trong "tháng Ngâu".

Ngại khởi sự kinh doanh trong "tháng Ngâu", số DN đăng ký thành lập mới giảm

Ngại khởi sự kinh doanh trong "tháng Ngâu", số DN đăng ký thành lập mới giảm

VOV.VN - Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 9/2020 giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2019, một phần do người dân có tâm lý hạn chế khởi sự kinh doanh trong "tháng Ngâu".

Cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh: Cắt giảm 1 nửa số thủ tục
Cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh: Cắt giảm 1 nửa số thủ tục

VOV.VN - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu việc cải thiện chỉ số khởi sự doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, cần cắt giảm 8 thủ tục xuống còn 4 thủ tục.

Cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh: Cắt giảm 1 nửa số thủ tục

Cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh: Cắt giảm 1 nửa số thủ tục

VOV.VN - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu việc cải thiện chỉ số khởi sự doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, cần cắt giảm 8 thủ tục xuống còn 4 thủ tục.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh sau đại dịch, cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính
Thúc đẩy sản xuất kinh doanh sau đại dịch, cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính

VOV.VN - Cải cách thủ tục hành chính luôn được coi là khâu quan trọng-thiết yếu hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy môi trường đầu tư, thu hút vốn FDI – nâng cao năng lực cạnh tranh, từ cấp doanh nghiệp tới cấp quốc gia.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh sau đại dịch, cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh sau đại dịch, cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính

VOV.VN - Cải cách thủ tục hành chính luôn được coi là khâu quan trọng-thiết yếu hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy môi trường đầu tư, thu hút vốn FDI – nâng cao năng lực cạnh tranh, từ cấp doanh nghiệp tới cấp quốc gia.