Khơi thông điểm nghẽn 6 dự án trọng điểm

VOV.VN - Hàng loạt dự án được cấp phép đầu tư vào Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị nhiều năm nhưng chậm triển khai. Đã có dự án khởi động rồi bỏ giữa chừng, thậm chí nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính phải xin điều chỉnh quy mô dự án hoặc xin rút giấy phép, không đầu tư.

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung tháo gỡ vướng mắc từng dự án cụ thể, khơi thông điểm nghẽn cho 6 dự án động lực trọng điểm.

Theo quy hoạch, toàn bộ xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nằm trọn trong Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh. Cả xã này gần như giải tỏa trắng, di chuyển vào khu tái định cư mới. Riêng 2 Dự án Khu bến Cảng Mỹ Thủy và Nhà máy Nhiệt điện có khoảng 350 hộ dân nằm trong vùng dự án phải di dời. Đến nay, chính quyền huyện Hải Lăng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mặt bằng giai đoạn 1 Khu tái định cư Hải An nhưng vẫn chưa thể di dời dân vì các dự án chưa triển khai.

5 năm qua, sau khi công bố quy hoạch, nhà cửa của dân, các công trình không được cơ nới, xây dựng mới đã tạo áp lực đối với chính quyền địa phương trong công tác quản lý. Ông Trần Lê Thành, ở xóm Mới, thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng cho biết, nhà ông nằm trong phạm vi quy hoạch Dự án cảng biển Mỹ Thủy nhưng hơn 5 năm nay dự án vẫn không triển khai.

“Để lâu dài như thế này ảnh hưởng đến đời sống nhân dân rất nhiều. Cũng đã họp rất nhiều lần nhưng cũng vậy thôi, chứ chưa nói cụ thể về vấn đề già cá đền bù. Dân muốn huyện, tỉnh gấp rút  sớm triển khai để ổn định cuộc sống” - ông Thành chia sẻ.

Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập năm 2015 có diện tích gần 23.792 ha, bao gồm 17 xã ven biển của 3 huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh. Để tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư, tỉnh Quảng Trị đã quy hoạch các khu tái định cư để di dời dân trong vùng dự án vào ở.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Trị, hiện có 6 dự án động lực, trọng điểm được chấp thuận chủ trương đầu tư vào Khu kinh tế này đang chậm tiến độ. Đó là Dự án Đầu tư xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy tại huyện Hải Lăng; Nhà máy sản xuất inox và thép hợp kim Asia; Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 công suất 1.500 MW; Kho Xăng dầu Việt-Lào; Khu bến cảng CFG Nam Cửa Việt và Nhà máy sản xuất trang phục lót và hàng thể thao.

Nguyên nhân các dự án chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng, vướng thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, phạm vi thu hồi đất xây dựng dự án lớn, ảnh hưởng nhiều thửa đất và lăng mộ của dân, công tác đo đạc kiểm đếm tài sản mất nhiều thời gian và gặp khó khăn… Một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý như báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiền ký quỹ, thiếu năng lực tài chính...

Ông Trần Quang Trung, Phó Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị cho biết: “Khi thực hiện một dự án thì quá chồng chéo nhiều quy hoạch, nên việc thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai mới, Luật Xây dựng có nhiều ràng buộc, phải làm theo đúng trình tự, mất thời gian rất nhiều, dẫn đến hạn chế. Một số cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, khi nhà đầu tư muốn chọn địa điểm vào thì một số hạ tầng chưa đáp ứng”.

Điểm nghẽn lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án là giải phóng mặt bằng. UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm. Tỉnh Quảng Trị yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện các hồ sơ liên quan, tăng tốc thực hiện các dự án trọng điểm. Tỉnh phấn đấu trong Quý 1 năm 2023 sẽ triển khai thi công một số dự án động lực, trọng điểm như: Khu bến cảng Mỹ Thủy, Nhà máy sản xuất inox và thép hợp kim Asia; khởi công Sân bay Quảng Trị, Khu bến cảng CFG Nam Cửa Việt...

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, các dư án này đưa vào khai thác sẽ tạo động lực có sức lan tỏa thu hút các dự án đầu tư khác: “Công tác giải phóng mặt bằng là một trong những điểm nghẽn vướng mắc các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, tỉnh ưu tiên tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về mặt bằng, đất đai, cơ sở pháp lý hỗ trợ các nhà đầu tư hiện thực hóa các dự án trọng điểm. Tỉnh cũng cương quyết chấn chỉnh những nhà đầu tư khi cấp chủ trương đầu tư nhưng không quyết liệt thực hiện”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

6 dự án trọng điểm ở Khu Kinh tế Đông Nam chậm tiến độ
6 dự án trọng điểm ở Khu Kinh tế Đông Nam chậm tiến độ

VOV.VN - 6 dự án động lực, trọng điểm được chấp thuận chủ trương đầu tư vào Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị nhưng tiến độ triển khai kéo dài nhiều năm nay.  

6 dự án trọng điểm ở Khu Kinh tế Đông Nam chậm tiến độ

6 dự án trọng điểm ở Khu Kinh tế Đông Nam chậm tiến độ

VOV.VN - 6 dự án động lực, trọng điểm được chấp thuận chủ trương đầu tư vào Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị nhưng tiến độ triển khai kéo dài nhiều năm nay.  

Giải ngân đầu tư công tại Cao Bằng vẫn gặp khó với những dự án trọng điểm
Giải ngân đầu tư công tại Cao Bằng vẫn gặp khó với những dự án trọng điểm

VOV.VN - Đến gần hết tháng 11, tỉnh Cao Bằng mới giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt khoảng 30% và là một trong những địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp nhất cả nước.

Giải ngân đầu tư công tại Cao Bằng vẫn gặp khó với những dự án trọng điểm

Giải ngân đầu tư công tại Cao Bằng vẫn gặp khó với những dự án trọng điểm

VOV.VN - Đến gần hết tháng 11, tỉnh Cao Bằng mới giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt khoảng 30% và là một trong những địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp nhất cả nước.

Long An hiện thực hóa mục tiêu đưa các huyện trọng điểm lên đô thị loại III
Long An hiện thực hóa mục tiêu đưa các huyện trọng điểm lên đô thị loại III

VOV.VN - Với mục tiêu đưa các huyện trọng điểm lên đô thị loại III, việc tập trung định hướng lại không gian và phân vùng chức năng cụ thể được Long An xem là vấn đề mang tính chiến lược dài hạn.

Long An hiện thực hóa mục tiêu đưa các huyện trọng điểm lên đô thị loại III

Long An hiện thực hóa mục tiêu đưa các huyện trọng điểm lên đô thị loại III

VOV.VN - Với mục tiêu đưa các huyện trọng điểm lên đô thị loại III, việc tập trung định hướng lại không gian và phân vùng chức năng cụ thể được Long An xem là vấn đề mang tính chiến lược dài hạn.