Không đóng cửa cả nhà máy mà chỉ khoanh vùng nếu phát hiện có F0

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đối với các doanh nghiệp có 1 F0 ở 1 phân xưởng thì không phải đóng cửa cả nhà máy, mà khoanh vùng phân xưởng, đưa trường hợp F0 đi cách ly điều trị y tế.

Phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều nay (2/10), Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: Trong tình hình mới, cần thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả trong công tác phòng chống dịch, mở cửa phát triển kinh tế với điều kiện có lộ trình và đảm bảo an toàn trong sản xuất và phòng chống dịch.

"Chúng ta thực hiện nguyên tắc 5K, vaccine, thuốc, công nghệ thông tin và ý thức của người dân. Cách ly, xét nghiệm an toàn, hiêu quả, điều trị sớm, từ xa, hạn chế tử vong. Bộ Y tế đã có hướng dẫn và đang xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo quốc gia để sớm ban hành trong thời gian tới", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Nhắc đến dự thảo hướng dẫn thích ứng an toàn với dịch bệnh, lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận còn nhiều ý kiến băn khoăn, ví dụ khi một doanh nghiệp có một trường hợp F0 ở phân xưởng thì sẽ xử lý thế nào. Trường hợp này, ông Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ: Đối với các doanh nghiệp có một trường hợp F0 ở một phân xưởng, thì chúng tôi hướng dẫn là chúng ta không phải đóng cửa cả nhà máy, mà chúng ta khoanh vùng phân xưởng, đưa trường hợp F0 đi cách ly điều trị y tế. Tiến hành sàng lọc đưa các trường hợp F1 đi cách ly, tiến hành khử khuẩn phân xưởng. Sau 24 giờ có thể đưa lực lượng mới, được kiểm soát, quay trở lại làm việc. Đồng thời tiến hành tiêm chủng mở rộng ở phân xưởng đó để doanh nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển.

"Việc này Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai tại Bắc Ninh và đã thực hiện tốt", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho hay.

Về xét nghiệm, ông Đỗ Xuân Tuyên thông tin, ngay từ đầu và cuối đợt dịch 2, 3, Bộ Y tế đã có các văn bản hướng dẫn, đối với mẫu xét nghiệm RT-PCR có thể xét nghiệm gộp 5, gộp 10, có thể gộp 15 mẫu; đối với xét nghiệm nhanh có thể xét nghiệm gộp từ 3-5 mẫu trong một ống xét nghiệm để đạt hiệu quả xét nghiệm nhanh hơn.

Đối với Chỉ thị 15, 16, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành Trung ương đang tiến hành rà soát, đánh giá lại. Với tình hình dịch bệnh hiện nay trong điều kiện mới, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu và tham mưu để có báo cáo cụ thể trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  xem xét có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có Chỉ thị mới thay thế Chỉ thị 15, 16.

Về việc người dân ở TPHCM và một số địa phương khác tự phát trở về địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia cũng như Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương như TPHCM và các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị 15. Đó là có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương có công dân của mình cùng với TPHCM để công dân đăng ký về tỉnh nào thì tỉnh đó sẽ cử người đón công dân về địa phương, thực hiện cách ly, giám sát y tế nhằm bảo đảm công tác phòng chống dịch, tránh lây lan trong cộng đồng. Trong thời gian qua một số tỉnh tổ chức triển khai việc này rất tốt.

54 triệu liều vaccine sẽ về Việt Nam từ nay đến cuối năm

Trả lời câu hỏi của báo chí về kế hoạch phân bổ vaccine cho Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng không chỉ Hà Nội mà với tất cả địa phương, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch tiêm vaccine. Trong hướng dẫn của Bộ Y tế đã đề cập kế hoạch tiêm cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, kế hoạch tiêm mũi 2 để đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất.

Bộ Y tế đã ưu tiên phân bổ vaccine cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai. Riêng Thủ đô Hà Nội, theo chỉ đạo, đã phân bổ vaccine ưu tiên như tôi đã thông tin. Bộ Y tế khi nhận được vaccine về sẽ tiếp tục cung cấp cho không chỉ cho Hà Nội mà còn cho các địa phương được ưu tiên. Chúng tôi sẽ phân bổ khẩn trương tới các địa phương, bảo đảm độ bao phủ tiêm mũi 1 và mũi 2 theo quy định, hướng dẫn.

"Thứ nhất là đề nghị tiếp tục phân bổ vaccine mũi 2 để tiêm cho nhân dân Thành phố, không chỉ Hà Nội mà tất cả 63 tỉnh, thành phố đều có nhu cầu, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn và đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho tất cả các đối tượng theo quy định.

Thứ hai, về việc hướng dẫn cho trẻ em dưới 18 tuổi tiêm vaccine, Bộ Y tế đã chỉ đạo Cục Y tế dự phòng cùng với Hội đồng vaccine quốc gia họp, thảo luận và bước đầu đưa ra thống nhất xem vaccine nào có thể tiêm được cho trẻ em dưới 18 tuổi, vaccine nào không tiêm được. Chúng tôi đã hoàn thiện dự thảo hướng dẫn này và đang tiếp tục xin ý kiến của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn và các cơ quan chuyên môn. Bộ Y tế sẽ sớm tiếp thu ý kiến của các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất để vaccine về đến đâu thì chúng tôi sẽ triển khai tiêm đến đó", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, dự kiến trong năm nay và nửa đầu năm 2022, Bộ Y tế tiếp nhận khoảng 150 triệu liều vaccine. Bộ Y tế cùng các cơ quan, bộ, ngành Trung ương tiếp tục tiếp cận các nguồn vaccine nhưng do nguồn cung trên thế giới chưa đáp ứng được cầu nên lượng vaccine rất hạn chế. Trong kế hoạch, Bộ Y tế dự kiến lượng vaccine về khoảng 54 triệu liều. Bộ Y tế đã kế hoạch phân từng tuần đối với từng loại vaccine khác nhau và phân bổ cho các địa phương khác nhau theo Nghị quyết số 21/NQ-CP và Quyết định 3355/QĐ-BYT và căn cứ vào tình hình diễn biến dịch thực tế ở các địa phương. Ở địa phương cũng đã xây dựng các kế hoạch tổng thể cũng như kế hoạch chi tiết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

14 hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ được mở cửa tại TP HCM
14 hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ được mở cửa tại TP HCM

VOV.VN - Theo Chỉ thị về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, sẽ có 14 hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ được phép hoạt động.

14 hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ được mở cửa tại TP HCM

14 hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ được mở cửa tại TP HCM

VOV.VN - Theo Chỉ thị về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, sẽ có 14 hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ được phép hoạt động.

Thị trường không thể đợi "đóng - mở cửa" nền kinh tế để chống dịch
Thị trường không thể đợi "đóng - mở cửa" nền kinh tế để chống dịch

VOV.VN - Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam bước sang giai đoạn bình thường mới. Nếu không kịp thời có một chương trình thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện, kinh tế có thể suy giảm đến quá ngưỡng có thể phục hồi. Khi đó, quá trình phục hồi kinh tế sẽ rất chậm và đau đớn.

Thị trường không thể đợi "đóng - mở cửa" nền kinh tế để chống dịch

Thị trường không thể đợi "đóng - mở cửa" nền kinh tế để chống dịch

VOV.VN - Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam bước sang giai đoạn bình thường mới. Nếu không kịp thời có một chương trình thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện, kinh tế có thể suy giảm đến quá ngưỡng có thể phục hồi. Khi đó, quá trình phục hồi kinh tế sẽ rất chậm và đau đớn.

Cộng đồng doanh nghiệp ĐBSCL kiến nghị lộ trình mở cửa kinh tế, tái sản xuất
Cộng đồng doanh nghiệp ĐBSCL kiến nghị lộ trình mở cửa kinh tế, tái sản xuất

VOV.VN - VCCI Cần Thơ cùng nhóm chuyên gia và doanh nghiệp, Hiệp hội các doanh nghiệp đã xây dựng 3 nhóm đề xuất và kiến nghị giải pháp mở cửa theo các giai đoạn mở cửa, điều kiện tái sản xuất (kinh doanh) và lộ trình mở cửa các nhóm ngành thích ứng bối cảnh dịch bệnh.

Cộng đồng doanh nghiệp ĐBSCL kiến nghị lộ trình mở cửa kinh tế, tái sản xuất

Cộng đồng doanh nghiệp ĐBSCL kiến nghị lộ trình mở cửa kinh tế, tái sản xuất

VOV.VN - VCCI Cần Thơ cùng nhóm chuyên gia và doanh nghiệp, Hiệp hội các doanh nghiệp đã xây dựng 3 nhóm đề xuất và kiến nghị giải pháp mở cửa theo các giai đoạn mở cửa, điều kiện tái sản xuất (kinh doanh) và lộ trình mở cửa các nhóm ngành thích ứng bối cảnh dịch bệnh.

Doanh nghiệp bất động sản kiệt sức, mong được hỗ trợ khi mở cửa lại nền kinh tế
Doanh nghiệp bất động sản kiệt sức, mong được hỗ trợ khi mở cửa lại nền kinh tế

VOV.VN - Doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, thậm chí có một số doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, nếu không được hỗ trợ kịp thời do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp bất động sản kiệt sức, mong được hỗ trợ khi mở cửa lại nền kinh tế

Doanh nghiệp bất động sản kiệt sức, mong được hỗ trợ khi mở cửa lại nền kinh tế

VOV.VN - Doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, thậm chí có một số doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, nếu không được hỗ trợ kịp thời do ảnh hưởng của dịch Covid-19.