Không thể yêu cầu quá lớn đối với VAMC

(VOV) - Theo TS. Vũ Viết Ngoạn, một mình VAMC không thể làm được tất cả mà cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ đi kèm

Theo TS. Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, việc liệu Công ty Quản lý tài sản (VAMC) có giải quyết triệt để được nợ xấu như kỳ vọng hay không thì cần phải xác định là chúng ta không thể yêu cầu quá lớn đối với giải pháp thành lập VAMC. Hay nói cách khác, một mình VAMC không thể làm được tất cả mà cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ đi kèm, trước hết là phải ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết:

Hiện nay nhiều người vẫn chưa rõ cơ chế hoạt động của VAMC nên đã đưa ra phản biện là thành lập VAMC chỉ giải quyết nợ cho các NHTM chứ không phải giải quyết nợ cho DN, trong khi mục tiêu cuối cùng là phải giải quyết nợ cho DN để DN tiếp cận được vốn ngân hàng.

Hiểu như vậy là chưa đúng. Bởi khi VAMC ra đời, các TCTD sẽ chuyển, bán nợ xấu sang VAMC, điều này đồng nghĩa với việc tạo điều kiện giúp các DN tiếp cận được vốn ngân hàng một cách thuận lợi hơn, vì một khi DN đang có nợ xấu ở ngân hàng thì sẽ không được vay vốn của ngân hàng. Với các TCTD việc chuyển được nợ sang VAMC sẽ góp phần (nên lưu ý là chỉ góp phần thôi nhưng đó là giải pháp tích cực) làm sạch bảng tổng kết tài sản của TCTD.

Khi VAMC mua nợ xấu của các TCTD, các TCTD sẽ nhận được trái phiếu. Trái phiếu này, các TCTD được phép đưa ra cầm cố để vay tái chiết khấu tại NHNN, giúp cho các TCTD có thêm nguồn vốn. Nói cách khác, lẽ ra TCTD phải chờ trích lập dự phòng của mình để xử lý nợ xấu, nhưng có VAMC thì TCTD xử lý nợ xấu nhanh hơn. Khi TCTD vay được tiền của NHNN thì thanh khoản của TCTD sẽ được xử lý một cách nhanh hơn, sớm hơn, so với việc TCTD tự mình lo xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng.

PV: Hiện nay sự kỳ vọng vào VAMC đang rất lớn, thưa ông?

TS. Vũ Viết Ngoạn: Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay, khi mà việc giải quyết nợ xấu không thể lấy tiền từ NSNN ra, cũng như chúng ta đang hạn chế phát hành tiền của NHTW vì lo ảnh hưởng tới lạm phát thì việc VAMC ra đời là giải pháp phù hợp và cần thiết.

Việc liệu VAMC có giải quyết triệt để được nợ xấu như kỳ vọng hay không thì cũng cần phải xác định là chúng ta không thể yêu cầu quá lớn đối với giải pháp thành lập VAMC. Hay nói cách khác, một mình VAMC không thể làm được tất cả mà cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ đi kèm, trước hết là phải ổn định kinh tế vĩ mô.

PV: Bản chất của vấn đề là chuyển nợ từ NHTM sang VAMC để xử lý chứ không phải mua đứt bán đoạn nợ?

TS. Vũ Viết Ngoạn: Đúng là VAMC chỉ mua nợ của TCTD trong khung thời gian 5 năm. Trong thời gian 5 năm này, TCTD phải tự trích lập dự phòng dưới 20% để có nguồn mua lại nợ xấu. Nếu như sau 5 năm, VAMC không bán được khoản nợ xấu đó, thì TCTD phải mua lại hoặc có nguồn đó để xử lý.

Như vậy, có thể nói là VAMC mang tính chất xử lý tạm thời trong khoảng thời gian 5 năm. Nhưng trong thời gian này, nó sẽ giúp cho TCTD giải quyết được phần nào những tồn tại, vướng mắc. Mà những tồn tại của TCTD đó gắn liền với những tồn tại vướng mắc của các DN, nên khi giải quyết được những tồn tại này sẽ giúp cho các DN có điều kiện vay vốn ngân hàng hơn, còn ngân hàng có nguồn để cho vay ra thuận lợi, theo mục đích cuối cùng như tôi đã nói ở trên.

PV: Theo ông, cần những cơ chế gì để công ty này hoạt động hiệu quả?

TS. Vũ Viết Ngoạn: Tôi quan tâm tới việc làm thế nào để VAMC có điều kiện, công cụ để xử lý nợ, bán tài sản càng sớm càng tốt. Ở đây ngoài việc cho phép VAMC không phải chịu thuế với việc bán tài sản (kể cả thuế thu nhập DN) thì phương thức, cách thức xử lý tài sản, bán tài sản, đấu giá tài sản cũng nên tạo điều kiện thuận lợi cho VAMC.

Thêm nữa, cũng phải xác định, trong thời gian này, bản thân các TCTD đang rất nhiều khó khăn và nếu để các TCTD phải có trách nhiệm chủ yếu trong việc bán tài sản thì rất khó, nhất là trong trường hợp chủ sở hữu tài sản (người đi vay) họ chần chừ không muốn bán. Tôi nghĩ rằng, nên cho VAMC có quyền mạnh hơn nữa để xử lý tài sản.

PV: Việc bán tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài được xem là giải pháp hiệu quả, nhưng lo ngại vướng mắc về quyền sở hữu tài sản thì sao, thưa ông?

TS. Vũ Viết Ngoạn: Nếu như nhà đầu tư nước ngoài họ mua thì cũng nên xem xét, tạo điều kiện cho họ mua. Những đất đai, tài sản gắn liền với đất thì có những quy định liên quan tới sở hữu của người trong nước và sở hữu của người nước ngoài. Và nếu có những vướng mắc này thì nên có biện pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định lại, VAMC không phải là “cây đũa thần” trong vấn đề xử lý triệt để nợ xấu mà nó chỉ là một công cụ quan trọng góp phần giải quyết nhanh tình hình khó khăn chung hiện nay của TCTD và DN mà thôi.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ
VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ

(VOV) -VAMC là doanh nghiệp đặc thù, vốn điều lệ được cấp từ nguồn vốn hợp pháp của NHNN.

VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ

VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ

(VOV) -VAMC là doanh nghiệp đặc thù, vốn điều lệ được cấp từ nguồn vốn hợp pháp của NHNN.

Chứng khoán phản ứng tốt trước tin thành lập VAMC
Chứng khoán phản ứng tốt trước tin thành lập VAMC

(VOV) – Trước thông tin thành lập công ty xử lý nợ xấu, VN-Index tiếp tục giữ vững mốc quan trọng 500 điểm.

Chứng khoán phản ứng tốt trước tin thành lập VAMC

Chứng khoán phản ứng tốt trước tin thành lập VAMC

(VOV) – Trước thông tin thành lập công ty xử lý nợ xấu, VN-Index tiếp tục giữ vững mốc quan trọng 500 điểm.

VAMC sẽ mua, bán nợ thực
VAMC sẽ mua, bán nợ thực

(VOV) - Ngay trong đầu tháng 5 này, Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC) sẽ chính thức ra đời.

VAMC sẽ mua, bán nợ thực

VAMC sẽ mua, bán nợ thực

(VOV) - Ngay trong đầu tháng 5 này, Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC) sẽ chính thức ra đời.