Kịch bản nào cho bất động sản 2013?

(VOV) -TS Nguyễn Minh Ngọc, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đưa ra dự báo 3 kịch bản cho thị trường BĐS năm 2013.

Dựa vào thực trạng diễn biến thị trường và số liệu của các cơ quan, tổ chức, TS Nguyễn Minh Ngọc, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đưa ra dự báo 3 kịch bản cho thị trường BĐS năm 2013.

Khởi sắc từ cuối quý III/2013

Kịch bản đầu tiên được TS Nguyễn Minh Ngọc đưa ra là “thị trường mong đợi”. Kịch bản này xảy ra nếu các điều kiện thị trường rất thuận lợi, chính sách phát huy hiệu quả thực sự ngay trong năm 2013.

Các điều kiện cho kịch bản này bao gồm: Kinh tế thế giới hồi phục, khu vực eurozone vượt qua khỏi khủng hoảng nợ công, lạm phát dưới 7-8%, lãi suất 7%/năm. Có chính sách miễn, giảm, giãn thu tiền sử dụng đất, thuế đất đối với các DN kinh doanh BĐS trong năm 2012; giảm 50% tiền thuế VAT cho người mua nhà theo đề xuất của Bộ Tài chính và giảm thuế thu nhập DN BĐS.

Theo kịch bản 1, giá BĐS sẽ tiếp tục giảm 10-15% so với hiện tại ở các thành phố lớn

Việc khoanh nợ, cơ cấu, kiểm soát lại nợ sau đó tiếp tục cho vay của ngân hàng đối với các khoản vay thế chấp BĐS diễn ra tích cực. Khoản tiền 150.000 tỷ đồng mà NHNN sẽ đưa ra thị trường trong đầu năm 2013 để xử lý nợ xấu và 40.000 tỷ đồng cho vay kích cầu lãi suất thấp sẽ gây hiệu ứng đặc biệt tích cực, kích thích các đối tượng trong thị trường đồng thời tung tiền “góp gió thành bão”, tạo niềm tin, sự kỳ vọng cho thị trường.

Cạnh đó, vốn FDI vào thị trường BĐS trong năm 2013 và những năm sau đó vẫn tăng mạnh, đạt được mức tăng tối thiểu gấp 2 lần năm trước giống như năm 2012. Đồng thời, thực hiện thành công việc chuyển dự án nhà ở kinh doanh thành nhà ở xã hội. Nhà nước cũng thực hiện thành công việc mua lại các dự án (đang dở dang hoặc đã hoàn thành) để làm quỹ nhà ở sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Một điều kiện nữa, theo TS Ngọc, hướng kinh doanh nhà ở cho người thu nhập thấp phát huy hiệu quả, chứng tỏ là xu thế đúng đắn, giúp các doanh nghiệp xây dựng, củng cố hình ảnh, niềm tin của xã hội, mang lại lợi nhuận để bù đắp phần nào các chi phí trong giai đoạn trước.

Công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, quản lý các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị, cấp giấy chứng nhận... tạo hành lang pháp lý để quản lý thị trường BĐS thực sự lành mạnh, minh bạch.

Trong kịch bản này, nếu đạt được các điều kiện trên, TS Ngọc cho rằng, thị trường BĐS sẽ dần chuyển động theo chiều hướng tích cực bắt đầu tư cuối quý III/2013. Các DN có sức cạnh tranh tốt dần lấy lại sức vóc, củng cố lại đội ngũ, tái cơ cấu sản phẩm, lựa chọn phân khúc và địa điểm thị trường khôn ngoan hơn. Những DN yếu sẽ phải quyết định chịu phá sản hoặc bắt đầu quá trình sáp nhập, bán, cổ phần hóa để giải quyết phần nào tồn đọng và chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh phù hợp hơn với năng lực, điều kiện.

Đặc biệt, giá BĐS sẽ tiếp tục giảm 10-15% so với hiện tại ở các thành phố lớn. Nhiều DN chấp nhận bán bằng giá thành (thậm chí thấp hơn 5-15%). Dòng tiền đầu tư thông minh bắt đầu quay lại thị trường từ đầu quý II/2013, chủ yếu nhắm vào các sản phẩm, dự án có khả năng tăng giá mạnh hay sản phẩm tiêu dùng phổ thông.

Người mua để sử dụng sẽ bắt đầu đưa ra quyết định mua từ đầu quý II/2013 và số lượng thương vụ ngày càng tăng dần đến cuối năm 2013. Cho đến cuối 2014, các dự án có tính cạnh tranh (giá cả, địa điểm, chất lượng dịch vụ...) sẽ cơ bản giải quyết hàng tồn đọng. Tính thanh khoản sẽ trở thành yếu tố chính để cải thiện tốt tâm lý thị trường. Thị trường dần lấy lại được niềm tin.

Tiếp tục bế tắc...

Với kịch bản 2-“thị trường truyền thống”, TS Nguyễn Minh Ngọc cho biết thị trường sẽ xảy ra theo kịch bản này khi các điều kiện thị trường không diễn ra được như mong đợi (nêu trên) trong giai đoạn 2013-2015.

Đặc biệt, trong các vấn đề mũi nhọn như: kinh tế thế giới vẫn bất ổn kéo dài; lạm phát 9-10%; lãi suất vay thực tế 12-15%/năm. Đồng thời, Nhà nước không làm tròn trách nhiệm khi ra các chính sách chậm chạp, thi hành và kiểm soát chính sách lỏng theo kiểu “lương thế nào trách nhiệm thế ấy” với tâm lý “cháy nhà họ chứ không phải nhà ta”; vốn FDI đăng ký mới năm sau chỉ bằng hay thấp hơn 10-30% so với năm trước;  các DN vẫn không chịu đột phá về giảm giá hoặc buông xuôi chứ không tích cực tìm cách giải quyết khó khăn; niềm tin thị trường không được cải thiện.

Theo TS Nguyễn Minh Ngọc, đây sẽ là kịch bản có khả năng xảy ra nhất. Với những điều kiện như trên, thị trường sẽ đi vào tình trạng bế tắc. Việc đổ vỡ, phá sản xảy ra hàng loạt trong các DN BĐS. Chỉ có DN nào quyết liệt thoát chạy (bán bằng hoặc dưới giá thành từ 10-30%) hoặc tận dụng được mối quan hệ với các tổ chức cấp vốn thì sẽ tồn tại cầm chừng.

TS Ngọc cho rằng, với kịch bản 2, DN nào quyết liệt thoát chạy sẽ bán bằng hoặc dưới giá thành từ 10-30%, ... 

Hơn thế, tín dụng đen sẽ phát triển mạnh; các nhà đầu tư chuyên nghiệp án binh bất động; dòng vốn của cá nhân và tổ chức trước đây rình rập nhằm vào thị trường BĐS sẽ chuyển dịch mạnh sang các lĩnh vực đầu tư, đầu cơ khác. Khi đó, số lượng dự án bỏ hoang tăng; các quan hệ kinh doanh trong thị trường trở nên rất xấu và phức tạp. Thị trường mất tính thanh khoản ở nhiều phân khúc và địa điểm. Chỉ còn mảng cho thuê nhà ở vẫn hoạt động tốt, thậm chí khởi sắc.

Tâm lý thị trường tuyệt vọng

Trong kịch bản 3-“thị trường thất vọng”, TS Nguyễn Minh Ngọc cho rằng nhiều khả năng giai đoạn 2013-2015 không xảy ra kịch bản này, do sự chung tay của toàn xã hội. Kịch bản này sẽ xảy ra khi toàn bộ các điều kiện đều rất xấu như: kinh tế thế giới và châu Âu rơi vào khủng hoảng sâu; lạm phát 12-20%; lãi suất vay thực tế 16-25%/năm; ngân sách cạn kiệt; các nhà quản lý bất lực; các chính sách phục hồi thị trường không hiệu quả;

Đồng thời, vốn FDI vào BĐS giảm 50% hoặc không có đăng ký mới; gói cứu trợ của NHNN không phát huy hiệu quả như mong đợi; nợ xấu thực tế trong các NHTM tăng cao kỷ lục, buộc ngân hàng  sáp nhập hay phá sản, chạy làng gây hiệu ứng tâm lý xấu; phần lớn các dự án đình trệ hoàn toàn; dòng vốn rời bỏ thị trường; thị trường về cơ bản là mất hoàn toàn tính thanh khoản. Các quan hệ kinh doanh trong thị trường trở nên cực kỳ phức tạp, gây nhiều hậu quả xấu. Tâm lý thị trường nói chung là tuyệt vọng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Thị trường BĐS ở Việt Nam còn non trẻ, kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế trong khi kinh doanh BĐS liên quan đến nhiều ngành, ở cả Trung ương và địa phương, liên quan đến người dân, cần có sự vào cuộc đồng bộ các cấp, ngành, đặc biệt là địa phương và các cơ quan chuyên môn tham mưu và quyết tâm của doanh nghiệp. Mong các địa phương cũng vào cuộc quyết liệt cùng Chính phủ, các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn. Tôi tin tưởng thị trường BĐS chắc chắn sẽ ấm lên cùng sự hồi phục của nền kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành: DN BĐS hãy tự cứu mình

Các DN BĐS hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. Đừng ngồi đó mà chờ ngân hàng hay Nhà nước cứu mình. Hơn nữa, kinh tế khó khăn, ít có khả năng thị trường BĐS phục hồi trong năm 2013. DN BĐS phải chấp nhận lỗ để tồn tại. Có thể là chấp nhận lỗ 50%, giảm giá bán, bán dự án giá thấp, giải quyết triệt để hàng tồn kho....

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Quan hệ giữa chính quyền và thị trường BĐS đang có vấn đề. Ví dụ, tại sao Ngân hàng Nhà nước lại can thiệp vào tín dụng BĐS. Bởi cho vay là của thị trường tiền tệ, không phải của nhà nước. Thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật của nó. Tại sao một tổ chức nhà nước lại ra lệnh cho nó. Ở các nước, người ta can thiệp bằng chính sách lãi suất… chứ không ra lệnh. Hệ thống ngân hàng tiền tệ phải tạo điều kiện cho thị trường BĐS phục hồi, vì đó chính là các khách hàng thân thiết của NH.

PGS, TS Phạm Hồng Chương, ĐH Kinh tế Quốc dân: Bong bóng BĐS xì hơi là tất yếu, không thể tránh hậu quả. Nhưng cần tìm cách giảm thiểu tác hại của nó. Niềm tin trên thị trường BĐS gần như ko còn. Thời gian khắc phục thị trường BĐS ko phải 1 -2 năm mà khoảng 3 đến 5 năm hoặc dài hơn nữa. Hồi phục DN cũng không phải trong thời gian ngắn.

CEO. Đặng Đức Thành, Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Ít nhất giữa năm 2013 mới có dấu hiệu khả quan

Ít nhất kỳ vọng đến giai đoạn giữa năm 2013 thì các chính sách kích cầu và ổn định kinh tế của Chính phủ mới bắt đầu cho thấy hiệu quả, đồng thời quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mới đi vào ổn định và vấn đề nợ xấu sẽ dần suy giảm. Khi nền kinh tế có dấu hiệu khả quan, thu nhập người dân tăng lại thì niềm tin tiêu dùng và đầu tư mới được củng cố, dòng tiền sẽ bắt đầu quay lại thị trường BĐS mặc dù với tốc độ chậm.

Ông Phan Thành Mai, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam: DN BĐS hoàn toàn có thể xấu đi trong 3-5 năm tới

Các DN ngành Xây dựng đang đối mặt những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng... Chiều hướng rất có thể sẽ tiếp tục xấu đi hơn nữa và xấu rất nhanh đối với các DN BĐS trong năm 2013, và thậm chí kịch bản tiếp tục xấu trong 3-5 năm tới là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu không có những giải pháp cấp bách trước mắt và các giải pháp bền vững lâu dài./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bất động sản 2013: Trầm lắng và tiếp tục “rớt” giá
Bất động sản 2013: Trầm lắng và tiếp tục “rớt” giá

(VOV) - Các chuyên gia bất động sản cho rằng thị trường sẽ còn chứng kiến giảm giá thêm trong năm 2013.

Bất động sản 2013: Trầm lắng và tiếp tục “rớt” giá

Bất động sản 2013: Trầm lắng và tiếp tục “rớt” giá

(VOV) - Các chuyên gia bất động sản cho rằng thị trường sẽ còn chứng kiến giảm giá thêm trong năm 2013.

Tập trung ”phá băng” thị trường bất động sản
Tập trung ”phá băng” thị trường bất động sản

(VOV) -Theo Bộ trưởng Xây dựng, “phá băng” thị trường BĐS phải gắn với thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia...

Tập trung ”phá băng” thị trường bất động sản

Tập trung ”phá băng” thị trường bất động sản

(VOV) -Theo Bộ trưởng Xây dựng, “phá băng” thị trường BĐS phải gắn với thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia...

Cứu thị trường bất động sản cần “phương thuốc” hữu hiệu
Cứu thị trường bất động sản cần “phương thuốc” hữu hiệu

(VOV) - “Giá bất động sản hiện nay vẫn bị coi là nghịch lý. Cung và cầu về nhà ở đang rất lớn nhưng lại không gặp nhau”.

Cứu thị trường bất động sản cần “phương thuốc” hữu hiệu

Cứu thị trường bất động sản cần “phương thuốc” hữu hiệu

(VOV) - “Giá bất động sản hiện nay vẫn bị coi là nghịch lý. Cung và cầu về nhà ở đang rất lớn nhưng lại không gặp nhau”.

Bộ trưởng Xây dựng: Tồn kho bất động sản do lỗi quản lý
Bộ trưởng Xây dựng: Tồn kho bất động sản do lỗi quản lý

(VOV) - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thừa nhận thực tế này khi giải trình trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Bộ trưởng Xây dựng: Tồn kho bất động sản do lỗi quản lý

Bộ trưởng Xây dựng: Tồn kho bất động sản do lỗi quản lý

(VOV) - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thừa nhận thực tế này khi giải trình trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Bơm tiền cho bất động sản, liệu có khả thi?
Bơm tiền cho bất động sản, liệu có khả thi?

(VOV)-Một gói tài chính mới nhằm cứu thị trường đã được nhiều doanh nghiệp bất động sản TP HCM đề xuất với Bộ Tài chính.

Bơm tiền cho bất động sản, liệu có khả thi?

Bơm tiền cho bất động sản, liệu có khả thi?

(VOV)-Một gói tài chính mới nhằm cứu thị trường đã được nhiều doanh nghiệp bất động sản TP HCM đề xuất với Bộ Tài chính.

Chính phủ ra Nghị quyết gỡ khó cho thị trường bất động sản
Chính phủ ra Nghị quyết gỡ khó cho thị trường bất động sản

(VOV) -Chính phủ cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho  mua cho các đối tượng chính sách

Chính phủ ra Nghị quyết gỡ khó cho thị trường bất động sản

Chính phủ ra Nghị quyết gỡ khó cho thị trường bất động sản

(VOV) -Chính phủ cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho  mua cho các đối tượng chính sách