Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 60.000 tỷ đồng

VOV.VN - Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công…

Sáng 5/1, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị Triển khai Chương trình công tác năm 2021. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tổng hợp kết quả xử lý tài chính của Kiểm toán Nhà nước đến ngày 4/1 hơn 60.000 tỷ đồng, trong đó tăng thu Ngân sách nhà nước hơn 4.900 tỷ đồng, giảm chi Ngân sách nhà nước hơn 13.800 tỷ đồng, kiến nghị khác khoảng 41.200 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 119 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý.

Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán. Trong đó, có nhiều kiến nghị quan trọng nhằm chấn chỉnh những hạn chế, bất cập như cơ chế quản lý và sử dụng nguồn tích lũy tài chính công đoàn, thực hiện hợp đồng BT, BOT; công tác quản lý thuế, đất đai, tài nguyên khoáng sản; cơ chế quản lý, hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, tổ chức tín dụng...  

Năm 2020, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch của từng cuộc kiểm toán thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, mở rộng phạm vi khảo sát, thu thập thông tin. Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành và quyết liệt chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực hoạt động kiểm toán với quan điểm xuyên suốt trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm toán.

“Trong năm vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã tập trung phát triển năng lực của mình và đặc biệt là mở rộng việc kiểm toán công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ cao trong hoạt động kiểm toán. Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước đã phát triển được 18 phần mềm và tiến tới sẽ kết nối liên thông các dữ liệu và áp dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động kiểm toán, trong phân tích các dữ liệu. Trong tương lai, Kiểm toán Nhà nước đang tập trung để phấn đấu tập trung kiểm toán ngay tại trụ sở của mình, tức là kiểm toán từ xa, chỉ khi cần phải xác minh, điều tra, phỏng vấn, cần phải có lời giải trình thì kiểm toán tập trung”, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết.

Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, năm 2021 sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2021, tạo tiền đề thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030, trong đó, sẽ đổi mới phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu.

Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động kiểm toán; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục khẳng định vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ghi nhận thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế là công cụ quan trọng của Đảng, Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, tạo niềm tin với Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân.

Hiện nay, vị thế của Kiểm toán Nhà nước đang ngày càng được đề cao; quyền hạn, trách nhiệm đã được mở rộng; Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, ủng hộ, nhưng cũng đòi hỏi, mong muốn Kiểm toán Nhà nước phải phát triển lớn mạnh hơn nữa, thực hiện và hoàn thành xuất sắc hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao, xứng đáng là cơ quan thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công có trách nhiệm, uy tín, chuyên nghiệp và hiện đại.

“Chúng ta phải tiếp tục chú trọng, tăng cường quy mô kiểm toán, nhất là kiểm toán hoạt động và không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán, đẩy nhanh tiến độ kiểm toán, nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý tài chính công và tài sản công, tăng cường công tác đôn đốc và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán có hiệu quả, nhất là việc xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với sai phạm kịp thời nghiệm minh. Cán bộ kiểm toán không những là có đạo đức, có phẩm chất mà phải có bản lĩnh”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ.

Năm 2021, Kiểm toán Nhà nước sẽ tổ chức thực hiện 181 cuộc kiểm toán thuộc kế hoạch kiểm toán, đảm bảo tiến độ, kết quả, hiệu quả và chất lượng trên tinh thần đổi mới toàn diện phương pháp quản lý hoạt động kiểm toán, phát triển và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần tăng cường kiểm toán các DNNN cổ phần hóa
Cần tăng cường kiểm toán các DNNN cổ phần hóa

VOV.VN - Cổ phần hóa doanh nghiệp đang là yêu cầu cấp bách của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế, cũng như xây dựng và vận hành nền kinh tế thị trường.

Cần tăng cường kiểm toán các DNNN cổ phần hóa

Cần tăng cường kiểm toán các DNNN cổ phần hóa

VOV.VN - Cổ phần hóa doanh nghiệp đang là yêu cầu cấp bách của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế, cũng như xây dựng và vận hành nền kinh tế thị trường.

Tổng Kiểm toán: Nhiều doanh nghiệp không minh bạch thông tin đất đai
Tổng Kiểm toán: Nhiều doanh nghiệp không minh bạch thông tin đất đai

VOV.VN - Trước khi cổ phần hóa còn nhiều trường hợp chưa công khai minh bạch thông tin liên quan đến đất đai; sau cổ phần hóa còn sử dụng đất không đúng mục đích.

Tổng Kiểm toán: Nhiều doanh nghiệp không minh bạch thông tin đất đai

Tổng Kiểm toán: Nhiều doanh nghiệp không minh bạch thông tin đất đai

VOV.VN - Trước khi cổ phần hóa còn nhiều trường hợp chưa công khai minh bạch thông tin liên quan đến đất đai; sau cổ phần hóa còn sử dụng đất không đúng mục đích.

Chống chuyển giá doanh nghiệp FDI cần Kiểm toán Nhà nước vào cuộc
Chống chuyển giá doanh nghiệp FDI cần Kiểm toán Nhà nước vào cuộc

VOV.VN - Chuyển giá không phải là vấn đề mới nhưng khá phức tạp, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, việc chuyển giá càng ngày càng tinh vi hơn.

Chống chuyển giá doanh nghiệp FDI cần Kiểm toán Nhà nước vào cuộc

Chống chuyển giá doanh nghiệp FDI cần Kiểm toán Nhà nước vào cuộc

VOV.VN - Chuyển giá không phải là vấn đề mới nhưng khá phức tạp, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, việc chuyển giá càng ngày càng tinh vi hơn.