Kiên quyết thu hồi vốn các công trình chậm triển khai

(VOV) -Nghị quyết 01/2013 của Chính phủ còn chỉ rõ sẽ hạn chế tối đa khởi công dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Nghị quyết 01/2013 của Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: Tiếp tục triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị của Thủ trướng Chính phủ: 1792 ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; số 27 ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương.

Đồng thời, tổ chức rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư của Nhà nước, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án trọng điểm, cấp bách, hiệu quả, có khả năng hoàn thành trong năm 2013; bố trí hoàn trả vốn đã được ngân sách nhà nước ứng trước. Hạn chế tối đa khởi công dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Với các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Nghị quyết 01 còn nêu: Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả, phân bổ vốn và sử dụng không đúng đối tượng. Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh cấp bách và các dự án trọng điểm cấp bách.

Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phải trên cơ sở bảo đảm cân đối chung của các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2013-2015 và khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Theo Nghị quyết 01, năm nay cũng sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các công trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai
Hà Nội: Kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai

Quá trình thực hiện thu hồi đất phải lập hồ sơ pháp lý chặt chẽ.

Hà Nội: Kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai

Hà Nội: Kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai

Quá trình thực hiện thu hồi đất phải lập hồ sơ pháp lý chặt chẽ.

Các dự án chậm tiến độ sẽ công khai để giám sát
Các dự án chậm tiến độ sẽ công khai để giám sát

Các đại biểu tập trung yêu cầu lãnh đạo Thành phố và các Sở ngành liên quan trả lời 2 nội dung dự án treo và tình trạng thiếu trường mầm non

Các dự án chậm tiến độ sẽ công khai để giám sát

Các dự án chậm tiến độ sẽ công khai để giám sát

Các đại biểu tập trung yêu cầu lãnh đạo Thành phố và các Sở ngành liên quan trả lời 2 nội dung dự án treo và tình trạng thiếu trường mầm non

Nam Định thu hồi các dự án chậm đầu tư
Nam Định thu hồi các dự án chậm đầu tư

Năm 2011, tỉnh này đã rút giấy phép 22 dự án với hơn 200 ha đất.

Nam Định thu hồi các dự án chậm đầu tư

Nam Định thu hồi các dự án chậm đầu tư

Năm 2011, tỉnh này đã rút giấy phép 22 dự án với hơn 200 ha đất.

Quảng Ngãi: Thu hồi 5 dự án chậm tiến độ
Quảng Ngãi: Thu hồi 5 dự án chậm tiến độ

(VOV) -Năm nay, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã thu hồi 5 dự án chậm tiến độ với tổng vốn đầu tư 37 triệu USD.

Quảng Ngãi: Thu hồi 5 dự án chậm tiến độ

Quảng Ngãi: Thu hồi 5 dự án chậm tiến độ

(VOV) -Năm nay, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã thu hồi 5 dự án chậm tiến độ với tổng vốn đầu tư 37 triệu USD.

“Dự án chậm là dự án công”
“Dự án chậm là dự án công”

Có đến 99% dự án đầu tư xây dựng chậm tiến độ ở tất cả các giai đoạn. Tình trạng “chậm tiến độ” diễn ra phổ biến nhưng không phải ai cũng biết hết tác hại của nó.

“Dự án chậm là dự án công”

“Dự án chậm là dự án công”

Có đến 99% dự án đầu tư xây dựng chậm tiến độ ở tất cả các giai đoạn. Tình trạng “chậm tiến độ” diễn ra phổ biến nhưng không phải ai cũng biết hết tác hại của nó.