Kinh nghiệm của Nhật Bản phát triển nguồn nhân lực từ 150 năm trước

VOV.VN - Giáo sư Shinichi Kitaoka chia sẻ ý tưởng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cao từ kinh nghiệm của Nhật Bản, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.

Giáo sư Shinichi Kitaoka - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa có buổi thuyết trình về “Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị Duy Tân, ý nghĩa và tác động của nó đối với sự phát triển của Nhật Bản”. Buổi thuyết trình do Ban Tổ chức Trung ương, Đại sứ quán Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức ngày 14/9, tại Hà Nội.  

Coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực

Chủ tịch JICA khẳng định, Việt Nam và Nhật Bản đã có mối quan hệ thân thiết từ lâu đời. Việt Nam và Nhật Bản đều có tâm thức chung trong ý thức tự chủ, tiếp nhận kiến thức mới một cách có điều kiện, không bị lai căng hay ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Giáo sư Shinichi Kitaoka - Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thuyết trình tại Ban Tổ chức Trung ương sáng 14/9.
Thời kỳ Minh Trị Duy Tân (năm 1868) tại Nhật Bản là một biến đổi chính trị rất lớn. Sự kiện này đã kết thúc một giai đoạn lịch sử dài hơn 700 năm dưới sự thống trị của dòng họ võ sỹ, Giáo sư Shinichi Kitaoka cho biết, Minh Trị Duy Tân là kết quả của một quá trình đấu tranh, chuyển hóa xã hội diễn ra hết sức nhanh chóng trên quần đảo Nhật Bản, với vai trò quan trọng của chính các võ sỹ có vị thế thấp trong việc xóa bỏ chế độ cầm quyền của chính tầng lớp võ sỹ (hệ thống phong kiến tản quyền tại các địa phương).

“Thời kỳ Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên của châu Á đã vận hành đất nước bằng hệ thống Hiến pháp. Công cuộc Minh Trị Duy Tân lúc đó đã đưa Nhật Bản chiến thắng hai cuộc chiến tranh “thoát Á, nhập Âu”. 5 lời thề của Chính phủ Minh Trị năm 1868 là: Phát triển chế độ Nghị viện; Mọi chính sách được quyết định dựa trên việc thảo luận công khai; Tìm kiếm tri thức mới của thế giới nhằm chấn hứng đất nước cũng như nền tảng của chế độ triều đình; “Phế phiên lập huyện” - xóa bỏ tầng lớp võ sỹ cầm quyền cát cứ ở các địa phương và “Phú quốc cường binh” đã tạo ra một quốc gia Nhật Bản giàu có và hùng mạnh”, Giáo sư Shinichi Kitaoka chỉ rõ.

Giáo sư Shinichi Kitaoka cũng khẳng định, chính sách coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực con người đã được Nhật Bản đề xuất từ thời kỳ Minh Trị, thể hiện rất rõ trong chính sách chú trọng việc phổ cập giáo dục phổ thông. Đặc biệt là các cấp tiểu học đã được hình thành từ chính các trường học trong các ngôi chùa do các nhà sư dạy dỗ. Trên cơ sở của các trường học này, kiến thức chung của người Nhật Bản đã được nâng cao, làm cơ sở cho việc giáo dục Phổ thông Trung học và Đại học.

Coi trọng và chia sẻ kiến thức

Một bước đi quan trọng của Nhật Bản trong phát triển nguồn nhân lực thời kì Minh Trị Duy Tân được Giáo sư Shinichi Kitaoka đề cập, đó chính là Nhật Bản khi không có nhiều tiềm lực về tài chính nhưng lại được sự ủng hộ mọi người dân. Toàn thể nhân dân Nhật Bản đã cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng các trường học, đặc biệt là các trường cấp Đại học.

Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Giáo sư Shinichi Kitaoka là một chuyên gia về chính trị Nhật Bản. Ông từng là Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản; đảm nhiệm các chức vụ Giáo sư của Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia sau Đại học (GRIPS) trong các năm 2012 – 2015; Giáo sư nghiên cứu sau Đại học về Luật và Chính trị của Đại học Tokyo (1997 – 2004; 2006 – 2012); Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền, Phó Đại diện thường trực của Nhật Bản tại Liên Hợp quốc (2004 – 2006); Giáo sư về Luật và Chính trị của Đại học Rikkyo (1985 – 1997).

Giáo sư Shinichi Kitaoka đã được nhận nhiều Danh hiệu và Giải thưởng như Huy chương với dải ruy băng màu tím cho những thành tựu học thuật năm 2011./.

“Nhật Bản thời kỳ đó đã mời nhiều Giáo sư người nước ngoài đến thỉnh giảng với chính sách mời gọi, tuyển dụng và coi trọng tài năng của người nước ngoài. Những học sinh tham gia học kiến thức từ các chuyên gia nước ngoài đều chăm chỉ, nhiệt huyết tiếp thu kiến thức một cách tối đa. Chỉ trong một thời gian ngắn, những học sinh này đã trở thành những nhân vật nòng cốt, kế cận để tiếp tục phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và là những nhà giáo dục thay thế cho đội ngũ Giáo sư người nước ngoài”, Giáo sư Shinichi Kitaoka chia sẻ.

Theo Giáo sư Shinichi Kitaoka, năm 2018, kỷ niệm 150 năm ngày ra đời thời kỳ Minh Trị Duy Tân, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến, tạo điều kiện trang bị kiến thức cho những thanh niên có năng lực tại các nước đang phát triển, mới phát triển có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp thu nền học vấn cao hơn.

Các học viên này có quyền lưu học và Nhật Bản tạo điều kiện cho họ có cơ hội để có kiến thức trở về xây dựng đất nước của mình. Chính sách này phát huy tinh thần của Minh Trị Duy Tân 150 năm trước và tinh thần hỗ trợ học vấn này đã được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đồng ý và tạo điều kiện tốt nhất.

“JICA đã mời các thanh niên trẻ có tiềm năng tại các trường Đại học có tiếng ở Nhật Bản xây dựng, tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho học viên nhiều quốc gia. Một trong những quốc gia đang được Nhật Bản quan tâm đó chính là Việt Nam. Nhật Bản mong muốn cùng Việt Nam đưa ý tưởng này đến thành công, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới”, Giáo sư Shinichi Kitaoka cho biết./.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio: Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam, 150 năm thời kỳ Minh Trị Duy Tân. Việt Nam đang xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn với đề xuất Nhật Bản hỗ trợ cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực.

Thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định, hỗ trợ Việt Nam trong cải cách hành chính và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thông qua việc tạo cơ hội học tập với hơn 800 cán bộ lãnh đạo của Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản đang triển khai hỗ trợ Việt Nam thông qua nhiều hình thức đào tạo nhân lực và chia sẻ kinh nghiệm góp phần cải cách nền hành chính của Việt Nam.

Với mục tiêu đào tạo cán bộ của Đảng và Chính phủ Việt Nam, từ tháng 9/2018, Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận 60 Học viên Thạc sỹ sang Nhật Bản học Chương trình Tiến sỹ, cùng nhiều khóa đào tạo, thăm quan tại Nhật Bản dành cho khoảng 100 cán bộ nguồn và nhóm đầu tiên sẽ sang Nhật Bản vào tháng 10 năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

APEC đối thoại về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số
APEC đối thoại về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

VOV.VN - Trong kỷ nguyên số, công nghệ thông tin không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, mà còn giúp mọi người tiếp cận, chia sẻ, giao lưu.

APEC đối thoại về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

APEC đối thoại về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

VOV.VN - Trong kỷ nguyên số, công nghệ thông tin không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, mà còn giúp mọi người tiếp cận, chia sẻ, giao lưu.

Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

VOV.VN - Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp đang là vấn đề thách thức của Việt Nam trước Cách mạng công nghiệp 4.0.

Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

VOV.VN - Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp đang là vấn đề thách thức của Việt Nam trước Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nguồn nhân lực chất lượng quyết định tăng trưởng kinh tế bền vững
Nguồn nhân lực chất lượng quyết định tăng trưởng kinh tế bền vững

VOV.VN - Nguồn nhân lực trình độ cao giúp nâng cao năng suất lao động quyết định vị thế lâu dài của doanh nghiệp và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bền vững.

Nguồn nhân lực chất lượng quyết định tăng trưởng kinh tế bền vững

Nguồn nhân lực chất lượng quyết định tăng trưởng kinh tế bền vững

VOV.VN - Nguồn nhân lực trình độ cao giúp nâng cao năng suất lao động quyết định vị thế lâu dài của doanh nghiệp và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bền vững.

Giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao tại các doanh nghiệp
Giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao tại các doanh nghiệp

VOV.VN - Để tận dụng tốt nhất nguồn lực cho Cách mạng 4.0, các doanh nghiệp và nhà trường cần chủ động tìm đến nhau, hợp tác cùng có lợi. 

Giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao tại các doanh nghiệp

Giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao tại các doanh nghiệp

VOV.VN - Để tận dụng tốt nhất nguồn lực cho Cách mạng 4.0, các doanh nghiệp và nhà trường cần chủ động tìm đến nhau, hợp tác cùng có lợi.