Kinh nghiệm sống ở châu Âu thời Covid 19: Tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu

VOV.VN - Theo số liệu thống kê đăng trên Trends mới đây, dự kiến năm 2021 sẽ có 12.775 doanh nghiệp tại Bỉ phá sản. Đây là số DN phá sản lớn nhất trong vòng 20 năm qua tại Vương quốc Bỉ, tăng 61% so với năm 2020.

Theo Atradius dự báo, số lượng doanh nghiệp phá sản trên toàn cầu là 26% trong năm 2021. Bóng ma thất nghiệp bắt đầu hiện rõ hơn, đối với người lao động điều đó còn khủng khiếp hơn cả dịch bệnh, đặc biệt là đối với những người nhập cư da màu.

Theo lời đề nghị của một số người gốc Việt tại Vương quốc Bỉ, tôi viết bài này với mục đích chia sẻ một số kinh nghiệm về cách tiết kiệm chi tiêu hàng tháng nhằm vượt quá khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh Covid 19 và Đại suy thoái toàn cầu mới. Bài viết này bao gồm những cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được, hướng tới không chỉ người Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại đây mà còn tại các nước khác, đặc biệt là các nước Châu Âu.

1. Kiểm soát chi tiêu hàng tháng

Có rất nhiều cách để quản lý chi tiêu hàng tháng. Theo Elizabeth Warren, cách kiểm soát chi tiêu là đưa ra qui tắc 50/20/30. Theo qui tắc này, 50% tổng số tiền tiếm được hàng tháng sau thuế được chi dùng cho các khoản chi cơ bản như tiền nhà, tiền ăn, xăng xe, quần áo. 20% số tiền dùng để tiết kiệm và trả dần các khoản nợ. 30% số tiền còn lại để chi dùng cho các khoản chi không thiết yếu, du lịch, giải trí… Nguyên tắc quản lý chi tiêu phổ biến khác là 70/10/10/10 của Jim Rohn.

Theo qui tắc này, 70% thu nhập sau thuế được chi dùng cho các nhu cầu cơ bản như trả hóa đơn, chi phí sinh hoạt; các chi tiêu khác phục vụ cuộc sống. 10% thu nhập còn lại để tiết kiệm; 10% để đầu tư, kinh doanh và 10% thu nhập để dùng vào mục đích từ thiện.

Việc theo qui tắc chi tiêu nào là tùy vào lựa chọn của bạn. Riêng cá nhân tôi, hàng tháng đều ghi chép tỉ mỉ dòng tiền thu và tất cả các khoản chi. Sau đó, hàng tháng rà soát lại các khoản chi tiêu. Nếu thấy khoản nào chưa hợp lý, tôi gạch chân dưới mục chi đó để tháng tới không lặp lại việc chi không hợp lý đó nữa. Đây là một cách đơn giản mà ai cũng làm được để kiểm soát các khoản chi hàng tháng của mình. Việc rà soát và hướng tới giảm thiểu các khoản chi không hợp lý sẽ giúp chúng ta hạn chế việc ‘vung tay quá trán’ hoặc mua những món đồ theo hứng nhất thời.

2. Giảm tiền nhà

Tiền nhà là khoản tiền lớn nhất trong danh mục chi tiêu hàng tháng. Ngay cả khi không phải thuê nhà thì bạn cũng vẫn phải trả một khoản tiền không nhỏ vào việc tu sửa nhà, bảo hiểm cháy nổ, các chi phí khác liên quan đến nhà như  tiền thuế nhà-đất, tiền sưởi, cable TV-internet, dọn vườn… Vì thế, khi bạn gặp khó khăn về tài chính thì việc cắt giảm tiền nhà là cần thiết.

Nếu bạn đang phải thuê nhà thì một trong những cách để giảm tiền thuê nhà là co-housing, tức là bạn có thể dọn đến ở cùng một hoặc một số người thuê khác (khi được sự đồng ý của chủ nhà). Như vậy, bạn có thể chia sẻ được tiền thuê nhà và các chi phí cố định hàng tháng như điện, nước, gas, cable TV-internet, bảo hiểm cháy nổ… với người thuê khác.

Ghent là một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Bỉ. Việc thuê một căn hộ/ngôi nhà gồm 3 phòng ngủ khoảng 1000 EUR/tháng (chưa bao gồm chi phí điện nước, gas, cable TV- internet, chi phí quản lý tòa nhà hàng tháng đối với căn hộ). Nếu như bạn chia sẻ được tiền nhà với một hộ gia đình khác thì cũng có nghĩa là bạn và gia đình đã giảm được khá nhiều chi phí hàng tháng của gia đình. Nếu bạn còn độc thân, việc thuê nhà theo kiểu co-housing trên thị trường vào khoảng 400-500 EUR/tháng. Như vậy với việc co-housing thì số tiền thuê nhà tiết kiệm đã giúp bạn và gia đình rất nhiều.

Nếu bạn là chủ nhà thì việc cân nhắc cho thuê lại phòng trống trong nhà cũng giúp bạn và gia đình hàng tháng không những tiết kiệm được các chi phí liên quan đến ngôi nhà như: điện, nước, gas, internet nhờ việc chia sẻ với người thuê mà còn giúp tạo được một khoản thu nhập không nhỏ.

Ngoài giải pháp nói trên thì một cách khác là bạn và gia đình có thể chuyển đến nơi khác hoặc ngôi nhà nhỏ hơn với giá thuê rẻ hơn.

3. Hàng tuần đi siêu thị/chợ nhiều hơn 1 lần và rà soát hóa đơn thanh toán

Trước đây, tôi chỉ đi siêu thị 1 lần/tuần có khi là hai tuần/lần. Mỗi lần, đi chợ tôi mua rất nhiều thực phẩm. Nhiều khi thực phẩm chất đầy tủ lạnh, không ăn hết và đành vứt bỏ. Sau đó, tôi điều chỉnh bằng cách đi chợ/siêu thị 2 lần/tuần. Ngoài việc thực phẩm tươi ngon hơn thì tôi cũng không phải vứt bỏ đồ ăn quá hạn và kết quả là tiết kiệm chi phí.

Thực phẩm tại các chợ hàng tuần mà mỗi địa phương đều có nhìn chung tươi ngon hơn và giá rẻ thường hơn so với các siêu thị do người bán cung cấp trực tiếp chứ không phải qua khâu chung gian. 

Sau khi lấy hóa đơn tôi đều rà soát lại để xem có đúng không. Ví dụ, ngày 16/4/2021 tôi đi siêu thị và lúc tính tiền hóa đơn lên đến 214,87 EUR. Sau đó, nhờ đọc lại hóa đơn, tôi phát hiện ra một khoản bị tính sai 80 EUR. Sau khi chỉ cho người thu ngân, họ trả lại tôi số tiền tính nhầm này. Như vậy, việc rà soát lại hóa đơn thanh toán sẽ giúp bạn hạn chế được những khoản chi không đúng.

4. So sánh giá dịch vụ của các công ty điện, gas, bảo hiểm, cable TV-internet

Các công ty cung cấp dịch vụ nói trên có quyền đưa ra các mức giá khác nhau. Nhờ việc hàng năm rà soát và so sánh giá dịch vụ của các công ty điện, gas, bảo hiểm, cable TV-internet có thể giúp một gia đình tiết kiệm được rất nhiều. Ví dụ, trước đây tôi dùng bảo hiểm nhà của hãng Baloise. Sau đó, nhờ việc rà soát và chuyển sang công ty bảo hiểm Ethias tôi đã ngay lập tức tiết kiệm được 120,35 EUR. Việc rà soát giá cung cấp dịch vụ giữa các công ty bảo hiểm, điện, gas, cable TV-internet hàng năm giúp tôi tiết kiệm được hơn 1000 EUR mà không phải làm gì trong khi chất lượng dịch vụ không đổi.

5. Cắt giảm việc sử dụng điện, gas, nước

Ngoài ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thì việc tiết kiệm tài nguyên điện, gas, nước còn có tác động không nhỏ tới ví tiền hàng tháng của gia đình. Các thiết bị gia dụng như: tủ lạnh, tủ âm, máy giặt, máy rửa bát loại tiết kiệm điện năng loại A theo nhãn mà EU ban hành và các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng cũng giúp giảm thiểu đáng kể chi phí sử dụng điện. Tắt lò sưởi ở những nơi không dùng hoặc khi vắng nhà để nhiệt độ thấp cũng sẽ giúp gia đình giảm đáng kể chi phí sưởi hàng năm.

Trên đây là một số biện pháp tiết kiệm cơ bản mà ai cũng làm được. Tôi chia sẻ những khó khăn với những người bị ảnh hưởng lớn và thậm chí đã, sẽ có nguy cơ bị mất việc do dịch bệnh Covid-19 và Đại suy thoái toàn cầu mới (the new great depression - theo như lời một số chuyên gia kinh tế thế giới)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều doanh nghiệp sụt giảm niềm tin kinh doanh vì Covid-19
Nhiều doanh nghiệp sụt giảm niềm tin kinh doanh vì Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 trên quy mô toàn cầu đã tác động tiêu cực không chỉ tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam năm vừa qua, mà còn kéo theo sự sụt giảm mạnh niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp sụt giảm niềm tin kinh doanh vì Covid-19

Nhiều doanh nghiệp sụt giảm niềm tin kinh doanh vì Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 trên quy mô toàn cầu đã tác động tiêu cực không chỉ tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam năm vừa qua, mà còn kéo theo sự sụt giảm mạnh niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp.

Kinh tế thế giới dần thoát khỏi “bóng đen” Covid-19
Kinh tế thế giới dần thoát khỏi “bóng đen” Covid-19

VOV.VN - Sau 1 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đang trên đà tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 50 năm qua. Tuy nhiên, hiện cũng xuất hiện nhiều yếu tố có thể làm chệch đà phục hồi này, đặc biệt là sự tăng trưởng không đồng đều giữa các quốc gia.

Kinh tế thế giới dần thoát khỏi “bóng đen” Covid-19

Kinh tế thế giới dần thoát khỏi “bóng đen” Covid-19

VOV.VN - Sau 1 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đang trên đà tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 50 năm qua. Tuy nhiên, hiện cũng xuất hiện nhiều yếu tố có thể làm chệch đà phục hồi này, đặc biệt là sự tăng trưởng không đồng đều giữa các quốc gia.

Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực vì Covid-19
Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực vì Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid -19 nhìn chung có tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, trên 87% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”, chỉ 11% doanh nghiệp cho biết “không bị ảnh hưởng gì”.

Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực vì Covid-19

Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực vì Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid -19 nhìn chung có tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, trên 87% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”, chỉ 11% doanh nghiệp cho biết “không bị ảnh hưởng gì”.