Kinh tế chia sẻ: Cơ hội mới để thay đổi phương thức kinh doanh

VOV.VN - Hiện Bộ KH&ĐT đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị đánh giá và xây dựng dự thảo đề án kinh tế chia sẻ.

Trả lời câu hỏi của báo chí về lộ trình thông quan Đề án Kinh tế chia sẻ, quá trình triển khai cũng như giải pháp thế nào thu thuế của các loại hình kinh tế chia sẻ? Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2019 diễn ra chiều 1/3, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh cho biết, Bộ KH&ĐT được Chính phủ giao chủ trì xây dựng đề án về kinh tế chia sẻ để trình Chính phủ trong thời gian trước tháng 6 năm nay.  

“Hiện nay Bộ KH&ĐT đang hết sức khẩn trương phối hợp cùng các cơ quan liên quan, các cơ quan nghiên cứu cũng như các chuyên gia trong ngoài nước tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị đánh giá và xây dựng dự thảo đề án này. Đến giờ phút này thì chúng tôi có thể khẳng định là chúng tôi sẽ hoàn thành kịp tiến độ thời hạn để trình Thủ tướng Chính thủ xem xét, phê duyệt sớm”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cho biết.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Quang Mạnh, qua đánh giá, qua nghiên cứu khảo sát với kinh nghiệm từ các quốc gia cũng như ý kiến của các Bộ, ngành là cần phải xác định kinh tế chia sẻ là một cơ hội mới về thay đổi phương thức kinh doanh, từ sở hữu tài sản sang sử dụng tài sản mà không cần sở hữu. Đây là là một hình thức kinh doanh phi truyền thống nhưng về nguyên tắc thì chúng ta phải công nhận nó là tất yếu.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh.

Do đó, vấn đề quan tâm nhất của đề án chính là tìm các biện pháp để thúc đẩy, khuyến khích kinh tế chia sẻ bên cạnh các công cụ quản lý, làm sao đảm bảo sự công bằng. Đặc điểm này sẽ là thứ yếu so với mục tiêu tranh thủ cơ hội mới, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để đưa các đổi mới sáng tạo, các hình thức kinh doanh mới vào trong nền kinh tế một cách mạnh mẽ hơn, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh, sự sáng tạo của nền kinh tế.

3 nhóm vướng mắc

Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cũng cho rằng, khi xây dựng đề án về kinh tế chia sẻ, nhóm soạn thảo gặp phải 3 nhóm vướng mắc: Vướng mắc thứ nhất là về hình thức pháp lý, liên quan đến một loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh mới, phi truyền thống chưa có trong các quy định pháp lý.

“Kinh tế chia sẻ chưa có các nội hàm ý nghĩa một cách chính xác để đảm bảo các hoạt động đăng ký hay quản lý cấp phép. Ngay cả trong phân ngành kinh tế của chúng ta hiện nay cũng phải sắp xếp lại”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh chỉ rõ.

Vướng mắc thứ hai theo Thứ trưởng Lê Quang Mạnh là hệ thống pháp luật về thương mại điện tử của Việt Nam dù cũng đã được xây dựng rất sớm, tuy nhiên đối với kinh tế chia sẻ còn chưa thật đồng bộ và nhiều điểm chưa thống nhất nên phải có những điều chỉnh về mặt pháp lý liên quan đến thương mại điện tử.

Vướng mắc thứ ba là hành lang pháp lý về quản lý kê khai thuế và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh kinh tế chia sẻ. Bên cạnh các biện pháp chung của Chính phủ để đẩy mạnh các hoạt động xây dựng chính phủ điện tử, hay tạo ra các hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo, vai trò của Chính phủ sẽ phải xây dựng được một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với loại hình kinh tế này.

Chính vì thế, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh đưa ra dự kiến một số khuyến nghị đối với người dân, nhà cung cấp, người tiêu dùng, doanh nghiệp… như đề cao trách nhiệm cũng như kiến thức của người tiêu dùng trong việc tự bảo vệ mình khi sử dụng những dịch vụ của nền kinh tế chia sẻ.

Đặc biệt, các nhà cung cấp cũng phải có những bộ quy tắc, quy chuẩn để đảm bảo an toàn cũng như dịch vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đối với dịch vụ thanh toán, khuyến nghị liên quan đến hệ thống thanh toán hiện đại, đảm bảo an toàn trong thanh toán của kinh tế chia sẻ.

Về phía quy định pháp luật, cần giảm thiểu hoặc bảo vệ, bảo đảm được quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ kinh tế chia sẻ. Cùng với đó, nhà nước cần tạo ra các cơ chế chính sách cũng như các quy định của pháp lý mới có tính chất khuyến khích, đổi mới sáng tạo cũng như khuyến khích các hoạt động của kinh tế chia sẻ có dư địa, có điều kiện phát triển.

“Đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến thu, quản lý thuế cũng như các quy định của nhà nước về kinh tế chia sẻ, đề án cố gắng đưa ra một số khuyến nghị chính sách đảm bảo sự công bằng giữa các mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình kinh doanh của kinh tế chia sẻ, tránh sự xung đột cũng như không đảm bảo được sự công bằng giữa các hoạt động kinh doanh”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho người tiêu dùng Việt?
Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho người tiêu dùng Việt?

VOV.VN - Những câu chuyện thực tế sinh động về nền kinh tế chia sẻ đang thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người tiêu dùng Việt.

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho người tiêu dùng Việt?

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho người tiêu dùng Việt?

VOV.VN - Những câu chuyện thực tế sinh động về nền kinh tế chia sẻ đang thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người tiêu dùng Việt.

Kinh tế chia sẻ có tiềm năng phát triển ở Việt Nam
Kinh tế chia sẻ có tiềm năng phát triển ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, mặc dù thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” mới xuất hiện nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, mô hình này có tiềm năng lớn để phát triển.

Kinh tế chia sẻ có tiềm năng phát triển ở Việt Nam

Kinh tế chia sẻ có tiềm năng phát triển ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, mặc dù thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” mới xuất hiện nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, mô hình này có tiềm năng lớn để phát triển.

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho Việt Nam?
Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho Việt Nam?

VOV.VN - Kinh tế chia sẻ giúp thị trường cạnh tranh hơn, loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, người tiêu dùng hưởng lợi...

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho Việt Nam?

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho Việt Nam?

VOV.VN - Kinh tế chia sẻ giúp thị trường cạnh tranh hơn, loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, người tiêu dùng hưởng lợi...