Kinh tế Mỹ bị hạ dự báo tăng trưởng do chi tiêu công giảm

VOV.VN - GDP của Mỹ có khả năng giảm tới 1,6% trong quý I năm nay, thay vì ước tính 1% đưa ra trước đó.

Theo thông tin từ các nhà phân tích tại Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan Chase và Công ty chứng khoán Pierpont, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I có thể thấp hơn mức ước tính đưa ra hiện nay, do chi cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bất ngờ giảm mạnh.

 

  Chi cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Mỹ giảm 5,8% trong quý I (Ảnh: KT)

Dữ liệu về dịch vụ công bố ngày hôm nay của Cục điều tra dân số cho thấy, chi cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe giảm với tốc độ 5,8% trong quý I, so với ước tính tăng 9,7% của chính phủ Mỹ. Việc cắt giảm chi cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho thấy tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ có khả năng đã giảm khoảng 1,6% trong quý I năm nay, so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, theo ước tính của chính phủ Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã suy giảm 1% trong quý I, là lần đầu tiên tăng trưởng âm trong vòng 3 năm trở lại đây. Nguyên nhân chính được cho là do hàng tồn kho tăng và đầu tư bị cắt giảm.

Ngày 11/6, Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết thâm hụt ngân sách của nước này lại tăng mạnh trong tháng Năm, lên tới 130 tỷ USD. Ngân sách Mỹ lại bị bội chi sau khi đạt mức thặng dư tới 106,9 tỷ USD trong tháng Tư nhờ doanh thu từ thuế tăng mạnh

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) dự đoán bội chi ngân sách của tài khóa 2014 (kết thúc vào ngày 30/9 tới) sẽ ở mức 492 tỷ USD. CBO đã điều chỉnh dự đoán thâm hụt ngân sách xuống còn 7.600 tỷ USD trong thập kỷ tới, thấp hơn 286 tỷ USD so với dự đoán trước đó. Nguyên nhân chính giúp giảm điều chỉnh thâm hụt ngân sách là việc áp dụng đạo luật chăm sóc sức khỏe mới sẽ giảm 165 tỷ USD dành cho chi tiêu dành cho trợ cấp y tế.

Cũng trong ngày hôm qua, World Bank công bố báo cáo về Triển vọng kinh tế toàn cầu 2014, theo đó hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có Mỹ. Cụ thể, World Bank hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ xuống 2,1% so với ước tính trước đó là 2,8%, khiến chứng khoán Mỹ giảm mạnh, chỉ số Dow Jones kết thúc đợt tăng 5 ngày liên tiếp. Chỉ số S&P 500 giảm 0,4% xuống 1.943,89 điểm vào lúc 16h00 tại New York, ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 20/5./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
Doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội kinh doanh lâu dài tại Việt Nam

Hai bên trao đổi thẳng thắn về tình hình kinh tế Việt Nam; cơ hội đầu tư, kinh doanh cho những đối tác lớn, muốn làm ăn lâu dài với Việt Nam...

Doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội kinh doanh lâu dài tại Việt Nam

Doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội kinh doanh lâu dài tại Việt Nam

Hai bên trao đổi thẳng thắn về tình hình kinh tế Việt Nam; cơ hội đầu tư, kinh doanh cho những đối tác lớn, muốn làm ăn lâu dài với Việt Nam...

Mỹ tăng thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc
Mỹ tăng thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc

VOV.VN - Đặc biệt, lần đánh thuế này của Mỹ áp dụng cả trên tấm pin và các tế bào quang điện được sử dụng để tạo nên sản phẩm này.

Mỹ tăng thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc

Mỹ tăng thuế pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc

VOV.VN - Đặc biệt, lần đánh thuế này của Mỹ áp dụng cả trên tấm pin và các tế bào quang điện được sử dụng để tạo nên sản phẩm này.

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng cao nhất trong vòng 2 năm
Thâm hụt thương mại Mỹ tăng cao nhất trong vòng 2 năm

VOV.VN - Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng tới 33,7% lên mức 27,3 tỷ USD trong tháng 4, mức cao nhất kể từ đầu năm.

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng cao nhất trong vòng 2 năm

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng cao nhất trong vòng 2 năm

VOV.VN - Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng tới 33,7% lên mức 27,3 tỷ USD trong tháng 4, mức cao nhất kể từ đầu năm.