Hội nghị IMF-WB:

Kinh tế thế giới chịu tác động tiêu cực chủ nghĩa bảo hộ thương mại

VOV.VN - Lãnh đạo các nước, tổ chức kêu gọi hợp tác kinh tế toàn cầu, đồng cảnh báo về những tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Phát biểu tại phiên khai mạc phiên họp toàn thể Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế - Ngân hàng Thế giới (IMF-WB), Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhắc lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 10 năm trước với các bài học mà Indonesia đúc kết.

Sau 10 năm, những nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn đang gia tăng và có rất nhiều vấn đề làm chậm sự phát triển của kinh tế thế giới. Trong đó, sự chênh lệch về phát triển giữa các quốc gia, chiến tranh thương mại ngày càng phổ biến, công nghệ đổi mới yếu hoặc không ổn định dẫn đến nhiều ngành công nghiệp phải chịu những cú sốc, các quốc gia đang phát triển cũng trải qua áp lực thị trường lớn.

Kinh tế thế giới chịu tác động tiêu cực chủ nghĩa bảo hộ thương mại. (Ảnh: Reuters)

Bên cạnh đó, Tổng thống nước chủ nhà cũng đề cập đến các mối đe dọa toàn cầu đang tăng nhanh chóng, trong đó có biến đổi khí hậu, rác thải nhựa trên biển, thực phẩm nhiễm bẩn ở nhiều nơi.

Theo ông Joko Widodo, đây là các mối đe dọa bất kỳ nước nào cũng phải đối mặt. Để có thể ngăn chặn và giải quyết mối đe dọa này, các nước phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa.

Cũng phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nhấn mạnh, hội nghị là nơi để chia sẻ những ý tưởng và cách tiếp cận mới nhằm giải đáp những câu hỏi lớn về các vấn đề đang đặt ra cho thế giới như: Môi trường, thiên tai, quản lý nợ, đầu tư vào con người, chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030 và tăng cường sự thịnh vượng chung.

Ông cũng bày tỏ mối lo ngại khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, đồng thời cảnh báo việc áp đặt hàng rào thuế quan sẽ đe dọa đến sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.

“Chúng tôi tin rằng việc mở rộng thương mại giữa các nước đang phát triển và giữa các nước có thu nhập cao với các nước thu nhập thấp rất quan trọng. Điều này sẽ góp phần vào thành công to lớn trong việc giảm đói nghèo cùng cực" – ông Jim Yong Kim nói.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đã cảnh báo về chiến tranh thương mại hoặc chiến tranh tiền tệ.

Bà  Lagarde kêu gọi: “Chúng ta sẽ không đi theo hướng chiến tranh thương mại hay chiến tranh tiền tệ. Nếu điều này xảy ra sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng toàn cầu và nó cũng gây bất lợi cho các bên tranh chấp và cả những nước không liên quan.”

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, căng thẳng thương mại kéo dài thậm chí có thể làm suy yếu niềm tin, làm tổn thương thị trường tài chính, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ngăn cản đầu tư cũng như thương mại của châu Á.

Ngay sau hội nghị toàn thể sẽ diễn ra một cuộc họp về Triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu cùng các cuộc hội thảo, diễn đàn khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IMF: Xung đột thương mại Mỹ và các đối tác đe dọa tăng trưởng toàn cầu
IMF: Xung đột thương mại Mỹ và các đối tác đe dọa tăng trưởng toàn cầu

VOV.VN - IMF cho rằng, xung đột thương mại giữa Mỹ và các đối tác, đang là mối đe dọa ngày càng lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

IMF: Xung đột thương mại Mỹ và các đối tác đe dọa tăng trưởng toàn cầu

IMF: Xung đột thương mại Mỹ và các đối tác đe dọa tăng trưởng toàn cầu

VOV.VN - IMF cho rằng, xung đột thương mại giữa Mỹ và các đối tác, đang là mối đe dọa ngày càng lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

IMF cảnh báo tác động tiêu cực của xung đột thương mại
IMF cảnh báo tác động tiêu cực của xung đột thương mại

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu chậm lại tại Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

IMF cảnh báo tác động tiêu cực của xung đột thương mại

IMF cảnh báo tác động tiêu cực của xung đột thương mại

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu chậm lại tại Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

IMF dự báo, Macau sẽ là nền kinh tế giàu nhất thế giới vào năm 2020
IMF dự báo, Macau sẽ là nền kinh tế giàu nhất thế giới vào năm 2020

VOV.VN - IMF dự báo Maucau (Trung Quốc) sẽ đứng đầu danh sách 10 nền kinh tế giàu nhất thế giới năm 2020, tiếp đến là Qatar và Luxembourg.

IMF dự báo, Macau sẽ là nền kinh tế giàu nhất thế giới vào năm 2020

IMF dự báo, Macau sẽ là nền kinh tế giàu nhất thế giới vào năm 2020

VOV.VN - IMF dự báo Maucau (Trung Quốc) sẽ đứng đầu danh sách 10 nền kinh tế giàu nhất thế giới năm 2020, tiếp đến là Qatar và Luxembourg.

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do căng thẳng thương mại
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do căng thẳng thương mại

VOV.VN - IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do tác động của xung đột thương mại giữa Mỹ và các đối tác đã lan ra phạm vi toàn cầu.

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do căng thẳng thương mại

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do căng thẳng thương mại

VOV.VN - IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do tác động của xung đột thương mại giữa Mỹ và các đối tác đã lan ra phạm vi toàn cầu.