Kinh tế TP.HCM bao giờ trở lại như trước khi có dịch Covid-19?

VOV.VN - Trả lời câu hỏi TP.HCM bao giờ trở lại như năm 2019 trở về trước (giai đoạn trước khi có dịch) với tăng trưởng từ  7,6 - 8%, PGS.TS Trần Hoàng Ngân khẳng định: “TPHCM sẽ trở lại nhưng đòi hỏi phải có thời gian chứ không thể ngay lập tức”.

Phát biểu tại phiên họp KT-XH quí I, nhiệm vụ quí II của TP.HCM chiều 2/4, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Thư ký Bí thư Thành ủy, ĐBQH đơn vị TP.HCM cho biết, tốc độ tăng trưởng của thành phố quý I 6,54% là cao nhất từ năm 2020 đến nay, vượt qua hết các cái kịch bản mà thành phố đã dự báo. Đây là con số mà thành phố ao ước, kì vọng vào những cái ngày đầu năm trong bối cảnh lo lắng có thể lặp lại tốc độ tăng trưởng như quí I năm 2023 là chỉ 0,7%.

Ông Trần Hoàng Ngân phân tích, với những nền tảng, di sản mà thành phố đang có thì đây là mức tăng trưởng “tuyệt vời”.

Để có con số trên, theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân có 3 nguyên nhân. Thứ nhất là từ thể chế khi Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết như 31, Nghị quyết 24 và Nghị quyết 98…đã tháo gỡ một số khó khăn cũng như chia sẻ nhiều hơn với thành phố.

Thứ hai là về hạ tầng khi những nỗ lực đầu tư công trong hai năm vừa qua và đặc biệt ở quý I này đã góp phần hỗ trợ cho tăng trưởng và quan trọng hơn là giải quyết điểm nghẽn làm thành phố tăng trưởng chậm lại so với thời gian trước.

Nguyên nhân thứ ba là vấn đề nguồn nhân lực khi thành phố đã quy tụ được nhiều chuyên gia, nhà khoa học và kiều bào nước ngoài về chung sức; nhiều doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đã chọn thành phố là điểm đến.

Và để trả lời câu hỏi là TP.HCM bao giờ trở lại như năm 2019 trở về trước (giai đoạn trước khi có dịch) với tăng trưởng từ  7,6 - 8%, PGS.TS Trần Hoàng Ngân khẳng định: “TPHCM sẽ trở lại nhưng đòi hỏi phải có thời gian chứ không thể ngay lập tức”. Lý do là đầu tàu TP.HCM đã kéo trong thời gian quá dài, nỗ lực quá nhiều, khai thác gần như các công suất mà thành phố đã có; trong khi sức khỏe cần bồi dưỡng thành phố lại ít đi. Đó là tỷ lệ điều tiết ngân sách thì giảm từ 33 % năm 2000, còn lại 18% từ năm 2017 và đến nay là 21%…

"Muốn phục hồi như xưa thì phải có thời gian, đó là độ trễ. Và độ trễ này đòi hỏi chúng ta ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho đầu tư công, tận dụng Nghị quyết 98 để huy động nguồn lực xã hội, trong đó tập trung TOD, PPP, BOT, BT…Những cái đó đem lại nguồn lực cho chúng ta", PGS.TS Trần Hoàng Ngân nhận định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế TP.HCM lấy lại đà tăng trưởng
Kinh tế TP.HCM lấy lại đà tăng trưởng

VOV.VN - Cuối năm 2023, kinh tế TP.HCM được đánh giá là phục hồi chậm, nhiều doanh nghiệp khó khăn và thu hẹp sản xuất, tăng trưởng tín dụng thấp… Quý 1 năm 2024, dù tình hình thế giới vẫn biến động khó lường, xuất nhập khẩu vẫn khó khăn nhưng kinh tế TP đã phát triển đáng mừng với GRDP bình quân cao hơn cả nước, doanh nghiệp có đơn hàng mới và mạnh dạn đầu tư, du lịch tăng trưởng...

Kinh tế TP.HCM lấy lại đà tăng trưởng

Kinh tế TP.HCM lấy lại đà tăng trưởng

VOV.VN - Cuối năm 2023, kinh tế TP.HCM được đánh giá là phục hồi chậm, nhiều doanh nghiệp khó khăn và thu hẹp sản xuất, tăng trưởng tín dụng thấp… Quý 1 năm 2024, dù tình hình thế giới vẫn biến động khó lường, xuất nhập khẩu vẫn khó khăn nhưng kinh tế TP đã phát triển đáng mừng với GRDP bình quân cao hơn cả nước, doanh nghiệp có đơn hàng mới và mạnh dạn đầu tư, du lịch tăng trưởng...

Bí thư Thành ủy TP.HCM: Các động lực tăng trưởng kinh tế chưa như kỳ vọng
Bí thư Thành ủy TP.HCM: Các động lực tăng trưởng kinh tế chưa như kỳ vọng

VOV.VN - Đánh giá KT-XH có nhiều chuyển biến tích cực, song Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chỉ rõ, các động lực tăng trưởng của thành phố chưa đạt như kỳ vọng, khả năng hấp thụ vốn còn yếu, các yếu tố cạnh tranh để thu hút FDI về giá thuê đất, chi phí logistic, hạ tầng bến cảng chưa thu hút nhà đầu tư.

Bí thư Thành ủy TP.HCM: Các động lực tăng trưởng kinh tế chưa như kỳ vọng

Bí thư Thành ủy TP.HCM: Các động lực tăng trưởng kinh tế chưa như kỳ vọng

VOV.VN - Đánh giá KT-XH có nhiều chuyển biến tích cực, song Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chỉ rõ, các động lực tăng trưởng của thành phố chưa đạt như kỳ vọng, khả năng hấp thụ vốn còn yếu, các yếu tố cạnh tranh để thu hút FDI về giá thuê đất, chi phí logistic, hạ tầng bến cảng chưa thu hút nhà đầu tư.

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong quý 1 năm 2024
3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong quý 1 năm 2024

VOV.VN - Tại phiên họp tình hình, kết quả KT – XH tháng 1, nhiệm vụ giải pháp tháng 2 năm 2024 của TP.HCM diễn ra sáng nay (1/2) Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong quý 1 của TP.HCM.

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong quý 1 năm 2024

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong quý 1 năm 2024

VOV.VN - Tại phiên họp tình hình, kết quả KT – XH tháng 1, nhiệm vụ giải pháp tháng 2 năm 2024 của TP.HCM diễn ra sáng nay (1/2) Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong quý 1 của TP.HCM.

Kinh tế tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy TP.HCM tăng trưởng
Kinh tế tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy TP.HCM tăng trưởng

VOV.VN - Cục Thống kê TP.HCM và Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) vừa phát hành Báo cáo kinh tế vĩ mô về kết quả năm 2023 và dự báo năm 2024. Theo các chuyên gia, trong những thách thức của năm 2024, TP.HCM cần nhìn ra những điểm sáng về chính sách ở tầm vĩ mô để làm động lực tăng trưởng kinh tế và kinh tế tiêu dùng trong ngắn hạn sẽ là một động lực tăng tổng cầu, góp phần vào tăng trưởng.

Kinh tế tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy TP.HCM tăng trưởng

Kinh tế tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy TP.HCM tăng trưởng

VOV.VN - Cục Thống kê TP.HCM và Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) vừa phát hành Báo cáo kinh tế vĩ mô về kết quả năm 2023 và dự báo năm 2024. Theo các chuyên gia, trong những thách thức của năm 2024, TP.HCM cần nhìn ra những điểm sáng về chính sách ở tầm vĩ mô để làm động lực tăng trưởng kinh tế và kinh tế tiêu dùng trong ngắn hạn sẽ là một động lực tăng tổng cầu, góp phần vào tăng trưởng.