Kinh tế Trung Quốc ảm đạm trong tháng 4 vì dịch bệnh

VOV.VN - Dữ liệu vừa công bố hôm nay (16/5) cho thấy, sản xuất và đi lại bị gián đoạn kéo dài do các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt đã làm cho hàng loạt chỉ số kinh tế của Trung Quốc suy thoái trong tháng 4.

Hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 4/2022 do tác động của việc mở rộng phong tỏa vì Covid-19, trong đó chịu tác động rõ rệt và nặng nề hơn cả là tiêu dùng, sản xuất công nghiệp và việc làm, khiến tăng thêm lo ngại về tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới có thể chậm lại trong quý II.

Dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/5 cho thấy, sản xuất công nghiệp, một thước đo hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, khai khoáng..., đã giảm 2,9% trong tháng 4. Đây là mức thấp nhất kể từ khi sản xuất công nghiệp của Trung Quốc giảm 25,87% vào tháng 2/2020 khi đại dịch bùng phát mạnh ở Vũ Hán và thấp hơn kỳ vọng của thị trường, cũng như mức tăng 5% trong tháng 3.

Việc đóng cửa toàn bộ hoặc một phần đã được áp đặt tại nhiều thành phố trong tháng 3 và tháng 4, bao gồm cả việc đóng cửa kéo dài ở trung tâm tài chính Thượng Hải, khiến việc mua sắm của người dân bị hạn chế và làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng.

Cũng theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, doanh số bán lẻ trong tháng 4 của nước này đã giảm 11,1% so với một năm trước đó, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020.  Dịch vụ ăn uống bị đình chỉ ở một số tỉnh, thành khiến doanh thu trong tháng 4 giảm 22,7%. Doanh số bán ô tô cũng giảm 47,6% so với một năm trước do các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng.

Áp lực còn đè nặng lên thị trường việc làm, vốn được các nhà lãnh đạo Trung Quốc ưu tiên cho sự ổn định kinh tế xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp dựa trên khảo sát trên toàn quốc của Trung Quốc đã tăng lên 6,1% vào tháng 4, mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 và cao hơn mục tiêu của chính phủ đề ra năm 2022 là dưới 5,5%.

Ông Phó Lăng Huy, người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đánh giá: “Nhìn chung, đợt dịch tháng 4 có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế, nhưng các tác động này là ngắn hạn và từ bên ngoài. Tình hình cơ bản cho sự cải thiện trong ổn định và cải thiện lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc là không thay đổi".

Ông cũng cho rằng, tình hình dịch bệnh ở các địa phương nước này, đặc biệt là Thượng Hải hiện “đã được kiểm soát hiệu quả”. Cùng với việc thúc đẩy khôi phục sản xuất, cũng như thực thi hàng loạt chính sách và biện pháp vực dậy nền kinh tế, các hoạt động kinh tế của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ được cải thiện trong tháng 5.

Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, nhiều tổ chức quốc tế nhận định, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay khó đạt mục tiêu đề ra là khoảng 5,5%, mà chỉ từ 4,2%-4,8%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IMF nâng tỷ trọng tiền Trung Quốc trong rổ tiền tệ
IMF nâng tỷ trọng tiền Trung Quốc trong rổ tiền tệ

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây quyết định tăng tỷ trọng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) trong rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), một tài sản dự trữ quốc tế.

IMF nâng tỷ trọng tiền Trung Quốc trong rổ tiền tệ

IMF nâng tỷ trọng tiền Trung Quốc trong rổ tiền tệ

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây quyết định tăng tỷ trọng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) trong rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), một tài sản dự trữ quốc tế.

Cửa hàng, doanh nghiệp ở Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ dần mở lại
Cửa hàng, doanh nghiệp ở Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ dần mở lại

VOV.VN - Bắt đầu từ ngày 16/5, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ dần mở lại các cửa hàng, doanh nghiệp, sau nhiều tuần đóng cửa do chính sách phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Cửa hàng, doanh nghiệp ở Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ dần mở lại

Cửa hàng, doanh nghiệp ở Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ dần mở lại

VOV.VN - Bắt đầu từ ngày 16/5, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ dần mở lại các cửa hàng, doanh nghiệp, sau nhiều tuần đóng cửa do chính sách phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Hơn 100 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn để mua vải thiều
Hơn 100 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn để mua vải thiều

VOV.VN - Theo UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vào ngày 20/5, huyện sẽ đón khoảng 103 thương nhân Trung Quốc sang khảo sát, ký kết, thu mua vải thiều. Các thương nhân này đã được Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an chấp thuận nhập cảnh vảo Việt Nam để tiêu thụ nông sản.

Hơn 100 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn để mua vải thiều

Hơn 100 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn để mua vải thiều

VOV.VN - Theo UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vào ngày 20/5, huyện sẽ đón khoảng 103 thương nhân Trung Quốc sang khảo sát, ký kết, thu mua vải thiều. Các thương nhân này đã được Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an chấp thuận nhập cảnh vảo Việt Nam để tiêu thụ nông sản.

Trung Quốc thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng việc làm
Trung Quốc thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng việc làm

VOV.VN - Phát biểu tại cuộc họp mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, ổn định việc làm có liên quan đến cuộc sống của đa số các gia đình và hỗ trợ cho chính nền kinh tế phát triển trong một phạm vi hợp lý.

Trung Quốc thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng việc làm

Trung Quốc thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng việc làm

VOV.VN - Phát biểu tại cuộc họp mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, ổn định việc làm có liên quan đến cuộc sống của đa số các gia đình và hỗ trợ cho chính nền kinh tế phát triển trong một phạm vi hợp lý.