Kinh tế Việt Nam đi nhanh nhưng chỉ là những bước nhỏ

VOV.VN - Kinh tế phát triển nhanh, ổn định nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa "hóa rồng", "hóa hổ".

Phát biểu tại hội trường sáng nay (30/10), đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) cho biết, cách đây hơn 30 năm, khi bắt đầu đổi mới, mở cửa, Việt Nam có GDP bình quân đầu người 100 USD thì thế giới bình quân là hơn 4.000 USD. Đến 2017, Việt Nam khoảng 2.385 USD, thế giới khoảng 10.700USD; Năm 2018 Việt Nam khoảng 2.590, thế giới khoảng 11.000.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ)

Tăng trưởng của Việt Nam là nhanh, bình quân 7%/năm trong hơn 20 năm, giai đoạn này thấp hơn 7% nhưng vẫn là cao so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối, GDP của thế giới ngày một cách xa so với Việt Nam.

Cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người của thế giới hơn Việt Nam 3.900 USD, nhưng đến nay khoảng cách đã là hơn 8.000 (gấp 2 lần), và khoảng cách vẫn tăng qua các năm (2017 khoảng cách là khoảng 8.300; 2018 khoảng 8.400).

“Nói cách khác, Việt Nam đi được nhiều bước, có lúc tốc độ tăng trưởng cao vào tốp đầu của khu vực và thế giới, song đó là những bước ngắn, nên vẫn tụt hậu so với nhiều quốc gia khác trên thế giới dù bước chậm, nhưng lại đi được những bước dài hơn”, đại biểu Hoàng Quang Hàm lý giải.

Theo ông Hàm, 30 năm là khoảng thời gian để nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản… hóa rồng, hóa hổ nhưng 30 năm qua, chúng ta tăng trưởng nhanh mới chỉ là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Số liệu cho thấy, chúng ta đang tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế.

Nguy cơ này Đảng đã chỉ ra từ nhiều năm trước, nhưng vẫn là nguy cơ thường trực, khó khắc phục, cần có đột phá để thay đổi. Đồng thời, nếu không khắc phục được bất cập mà Chính phủ đã chỉ rõ trong báo cáo, thì Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Và thực ra cùng thời kỳ phát triển, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc bình quân 8 - 10%/năm.

Trong điều kiện thế giới và khu vực nhiều biến động, khó lường; Các nước lớn có thể thỏa hiệp khi đạt lợi ích mà bỏ qua lợi ích của nước khác; Chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng quay lại; Trong quan hệ đa phương, song phương các quốc gia đều tính toán kỹ để bảo đảm lợi ích của quốc gia mình; nên việc tận dụng, hưởng lợi từ chia sẻ công nghệ cốt lõi, thành tựu khoa học vượt trội của các nước để đi tắt, đột phá, vươn nhanh ngày càng khó khăn; việc bứt phá về tăng trưởng, việc thoát khỏi vị thế gia công, lắp ráp ngày càng nhiều trở ngại.

Giải pháp của Chính phủ đưa ra là đầy đủ và toàn diện nhưng với nội lực, bối cảnh như vậy, ông Hàm chỉ ra ba mũi nhọn đột phá trọng tâm để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình, gồm: trình độ lao động; phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo.

“Chỉ có nâng cao trình độ lao động và đẩy mạnh ứng dụng khoa học mới có thể tăng trưởng theo chiều sâu. Nhưng để làm được cần đổi mới mạnh mẽ, gắn giáo dục, đào tạo với yêu cầu của thực tiễn, nhu cầu của doanh nghiệp; có giải pháp thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ”, đại biểu Phú Thọ khẳng định.

“Ngoài ra, đổi mới sáng tạo mới tạo ra giá trị gia tăng đột phá và có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng muốn vậy cần phải có kênh, nguồn vốn, chính sách cho khởi nghiệp sáng tạo và phải chấp nhận rủi ro vì theo thống kê chỉ có khoảng 6% ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thành công còn 94% là thất bại nhưng nếu thành công thì mang lại lợi ích và giá trị gia tăng rất lớn”, ông Hàm cho hay.

“Ba vấn đề không mới, đã được minh chứng ở nhiều quốc gia, quan trọng là triển khai thực hiện. Tụt hậu về kinh tế, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là do chưa đột phá thành công các vẫn đề cốt lõi của tăng trưởng theo chiều sâu và là căn nguyên dẫn đến chúng ta tăng trưởng nhanh nhưng chưa hóa rồng, hóa hổ”, đại biểu tỉnh Phú Thọ chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đầu tư từ ngân sách hiệu quả, tạo nền tảng cho giai đoạn 2020-2025
Đầu tư từ ngân sách hiệu quả, tạo nền tảng cho giai đoạn 2020-2025

VOV.VN - Hiệu quả từ đầu tư ngân sách còn thấp, chất lượng tăng trưởng đầu tư chưa cao, nợ phải trả… là những áp lực kinh tế cần giải quyết trong năm 2020.

Đầu tư từ ngân sách hiệu quả, tạo nền tảng cho giai đoạn 2020-2025

Đầu tư từ ngân sách hiệu quả, tạo nền tảng cho giai đoạn 2020-2025

VOV.VN - Hiệu quả từ đầu tư ngân sách còn thấp, chất lượng tăng trưởng đầu tư chưa cao, nợ phải trả… là những áp lực kinh tế cần giải quyết trong năm 2020.

“Đừng để dư luận không tốt trong đầu tư công”
“Đừng để dư luận không tốt trong đầu tư công”

VOV.VN - “Giải ngân chậm năm nào cũng lặp lại nhưng chậm khắc phục. Có chăng do công khai, minh bạch, do chưa thoả thuận được tỷ lệ ăn chia?”

“Đừng để dư luận không tốt trong đầu tư công”

“Đừng để dư luận không tốt trong đầu tư công”

VOV.VN - “Giải ngân chậm năm nào cũng lặp lại nhưng chậm khắc phục. Có chăng do công khai, minh bạch, do chưa thoả thuận được tỷ lệ ăn chia?”

Xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến nhưng chứa nhiều yếu tố rủi ro
Xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến nhưng chứa nhiều yếu tố rủi ro

VOV.VN - Xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam tăng đột biến trong 9 tháng qua, tuy nhiên chứa nhiều yếu tố rủi ro về gian lận thương mại.

Xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến nhưng chứa nhiều yếu tố rủi ro

Xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến nhưng chứa nhiều yếu tố rủi ro

VOV.VN - Xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam tăng đột biến trong 9 tháng qua, tuy nhiên chứa nhiều yếu tố rủi ro về gian lận thương mại.