Kinh tế Việt Nam năm 2020 khó tăng trưởng được như 2019

VOV.VN - Kinh tế Việt Nam trong năm 2020 vẫn là một bức tranh sáng màu, tuy nhiên sẽ khó đạt được mức độ tăng trưởng cao như năm 2018 và 2019.

Nhận định trên được đưa ra tại Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020 với chủ đề: “Cơ hội tăng tốc và bứt phá” được tổ chức tại TP HCM sáng nay (6/1).

Theo ý kiến của các chuyên gia, năm 2019 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, tăng trưởng chậm lại bởi xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,... Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định khi GDP năm thứ hai liên tiếp tăng trên 7%; lạm phát giữ được mức thấp, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD. Đó là nhờ các yếu tố hỗ trợ tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô, rào cản về thể chế, chính sách từng bước được tháo gỡ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần tạo cơ hội tăng tốc và bứt phá cho kinh tế Việt Nam trong năm 2020.

TS. Trần Du Lịch, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, năm 2020 được xem là năm bản lề của sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta với việc tổng kết thực hiện các nghị quyết, quyết định quan trọng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, là năm cuối thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và đề ra kế hoạch phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Năm 2020, cũng được xem là mốc thời gian có ý nghĩa lớn với hệ thống ngân hàng khi phải kết thúc giai đoạn tái cơ cấu xử lý nợ xấu, 100% ngân hàng thương mại cổ phần phải hoàn thành thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch chính thức trên thị trường chứng khoán để chuẩn bị bước vào cuộc đua mới, với những mục tiêu xa hơn.

Thị trường chứng khoán, đánh dấu mốc 2 năm hoạt động và theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”; thị trường bất động sản đang trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhà đầu tư trong nước và quốc tế thông qua một loạt thương vụ mua bán, sáp nhập…

Dù năm 2020 được coi là bức tranh sáng màu cho sự phát triển kinh tế nhưng theo TS. Trần Du Lịch thì mức tăng trưởng khó đạt được như năm 2018 và 2019 vì ngành công nghiệp chế biến dựa quá nhiều vào ngành điện tử; mức xuất khẩu hiện nay khó di chuyển để xuất khẩu cao; đặc biệt, trong những năm gần đây, đầu tư công bị tắc nghẽn.

“Mặc dù năm 2019 tốc độ tăng trưởng đạt hơn 7%, nhưng năm 2020 Quốc hội cũng đã quyết định chỉ đặt mục tiêu 6,8%. Nhìn chung, trong năm 2020 sẽ có những yếu tố tiền đề để tạo điều kiện nâng tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có việc củng cố về ổn định vĩ mô, nhưng không thể kỳ vọng năm 2020 kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như năm 2018 và năm 2019”, TS. Trần Du Lịch chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế Việt Nam đi nhanh nhưng chỉ là những bước nhỏ
Kinh tế Việt Nam đi nhanh nhưng chỉ là những bước nhỏ

VOV.VN - Kinh tế phát triển nhanh, ổn định nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa "hóa rồng", "hóa hổ".

Kinh tế Việt Nam đi nhanh nhưng chỉ là những bước nhỏ

Kinh tế Việt Nam đi nhanh nhưng chỉ là những bước nhỏ

VOV.VN - Kinh tế phát triển nhanh, ổn định nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa "hóa rồng", "hóa hổ".

Đối thoại cấp cao kinh tế Việt Nam - Pháp lần thứ 6​
Đối thoại cấp cao kinh tế Việt Nam - Pháp lần thứ 6​

VOV.VN - Đối thoại cấp cao kinh tế Việt Nam – Pháp lần thứ 6 được tổ chức tại thủ đô Paris (Pháp) trong ngày 4/11. 

Đối thoại cấp cao kinh tế Việt Nam - Pháp lần thứ 6​

Đối thoại cấp cao kinh tế Việt Nam - Pháp lần thứ 6​

VOV.VN - Đối thoại cấp cao kinh tế Việt Nam – Pháp lần thứ 6 được tổ chức tại thủ đô Paris (Pháp) trong ngày 4/11. 

Kinh tế Việt Nam hé lộ nhiều gam màu sáng
Kinh tế Việt Nam hé lộ nhiều gam màu sáng

VOV.VN - Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì...

Kinh tế Việt Nam hé lộ nhiều gam màu sáng

Kinh tế Việt Nam hé lộ nhiều gam màu sáng

VOV.VN - Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì...