Kinh tế - xã hội phát triển, miền núi thay đổi từng ngày

VOV.VN - Về đất quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái những ngày này, thấy rõ sự ấm no hiện hữu trên những ngôi nhà xây khang trang, với đầy đủ tiện nghi của người dân vùng cao. Những đồi quế "bạc tỷ" đang mỗi ngày được mở rộng thêm; bà con người Dao, người Mông gần như không để đất trống.

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020", kinh tế - xã hội các tỉnh ở khu vực này đã có những bước tiến vững chắc, đời sống nhân dân đổi thay từng ngày theo hướng ấm no và hạnh phúc hơn. Đây là cơ sở để các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". 

Về đất quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái những ngày này, thấy rõ sự ấm no hiện hữu trên những ngôi nhà xây khang trang, với đầy đủ tiện nghi của người dân vùng cao. Những đồi quế "bạc tỷ" đang mỗi ngày được mở rộng thêm; bà con người Dao, người Mông gần như không để đất trống.

Hiện, cây quế được trồng ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Yên, với tổng diện tích trên 50.000 ha. Sản lượng cho khai thác mỗi năm ước đạt 7.000 tấn vỏ khô, 66.000 tấn lá, trên 60.000m3 gỗ; mang về cho người dân trong huyện hơn 600 tỷ đồng mỗi năm.

Ông Hoàng Văn Thảo, ở xã Đại Sơn, huyện Văn Yên cho biết, sau khi chuyển đổi toàn bộ gần chục héc ta diện tích đất đồi sang trồng quế, cuộc sống gia đình đã có thay đổi lớn, mỗi năm thu về 200 - 300 triệu đồng. Có tiền, ông Thảo làm được nhà đẹp, mua được ô tô và cung cấp vốn cho các con làm ăn.

"Trước đây chưa có cây quế làm thì gia đình tôi cũng chỉ vẻn vẹn đủ ăn thôi. Nhờ trồng quế mấy năm nay thay đổi khác hoàn toàn, bây giờ tôi có nhà cửa, xe đẹp, được ăn ngon, mặc đẹp" - ông Thảo chia sẻ.

Xuôi về hướng Trấn Yên, huyện nông thôn mới đầu tiên của vùng Tây Bắc, dâu xanh bạt ngàn bên những ven sông, triền đồi. Nhìn về phía núi là những vựa tre măng Bát Độ hơn 3.000 ha cho năng suất cao, không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu cho các hộ dân người Mông, người Tày.

Gia đình ông Trần Hiền, thôn Liên Thịnh, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên có 2 ha đồi, những năm trước gia đình ông chỉ trồng cây keo và bồ đề. Do đây là những loại cây lâu năm, phải 6 đến 7 năm mới được khai thác, vì vậy, gia đình ông thường gặp khó khăn về kinh tế. Sau khi tìm hiểu thực tế từ các mô hình tre măng Bát độ của bà con trong xã, ông đã tính toán lại và quyết định chuyển đổi sang trồng loại măng tre có hiệu quả kinh tế cao này.

"Cây tre Bát Độ theo tôi được biết vào năm thứ 2 là bắt đầu cho măng. Từ chỗ đó gia đình chúng tôi bàn và thống nhất chuyển đổi sang trồng măng Bát Độ" - ông Hiền cho biết.

Lên huyện nghèo vùng cao Mù Cang Chải cũng thấy rất rõ sự chuyển mình rất tích cực, hiện hữu nhất chính là những giống cây rất mới, xuất hiện trên những triền đồi hay đất ruộng vốn kém năng suất. Đó là hoa hồng Pháp, hồng giòn không hạt, lê Tai nung, sâm Ngọc Linh.... Các loại cây này đều đã được các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu, trồng thử nghiệm trước khi chuyển giao cho bà con nông dân. Và những nương đồi cây trái trĩu quả cho thấy sự đổi thay trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện 30a còn nhiều khó khăn này.

Ông Phạm Tiến Lâm, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải chia sẻ, việc đưa các cây trồng mới thay thế cây lúa, cây ngô hiệu quả thấp là một trong những hướng chính trong nỗ lực giảm nghèo bền vững, hướng tới cuộc sống khá giả cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

"Huyện Mù Cang Chải có tổng diện tích xấp xỉ 1.200 km2, với ba tiểu vùng khí hậu khác nhau. Căn cứ vào từng tiểu vùng khí hậu, chúng tôi đã tham mưu để thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Song song đó, thực hiện chủ trương của tỉnh là tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì chúng tôi đã tham mưu và phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị nghiên cứu, lựa chọn được những cơ cấu cây trồng tương đối phù hợp" - ông Lâm bày tỏ.

Không chỉ có sự phát triển của kinh tế, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm 4% mỗi năm, riêng các huyện nghèo giảm 7 đến 8%, mà ở miền núi Yên Bái còn thấy rõ sự thay đổi về văn hóa, xã hội. Xây dựng trường học hạnh phúc trong nỗ lực đổi mới, cải thiện nền giáo dục là một ví dụ.

Năm học 2021-2022, toàn tỉnh Yên Bái có 136/452 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc”. Với sự chỉ đạo sát sao, cùng sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, các ngành đoàn thể, các địa phương trong tỉnh, "Trường học hạnh phúc" ở Yên Bái không còn là khái niệm xa vời hay ngôi trường mơ ước, mà đó chính là những ngôi trường có thật, để mỗi ngày đến trường với các em học sinh là một ngày vui. 

Ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái cho biết: "Đến nay đã có 30% số trường đã triển khai. Thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục triển khai xây dựng Trường học hạnh phúc. Thực hiện tốt phong trào thi đua Thầy cô thay đổi - Trường học hạnh phúc và các em thực hiện mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

Mặc dù đến nay Yên Bái vẫn là tỉnh còn nghèo, nhưng những thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết 37 là cơ sở để Yên Bái tổng kết, rút kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11, qua đó cùng toàn vùng trung du và miền núi phía Bắc có những bước tiến vững chắc trong thời gian tới.

Ông Trần Thanh Chương, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái cho biết, nhiều nguồn lực đã và đang được tỉnh dành đầu tư cho các khu vực khó khăn để tạo sự phát triển đồng đều giữa các địa phương; trong đó ưu tiên hơn cả cho hai huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải, với hơn 4.400 tỷ đồng đầu tư, hỗ trợ trong giai đoạn 2021 đến 2025.

"Tỉnh tạo mội trường và các điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bám sát lợi thế, tiềm năng phát triển của từng địa phương; đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nhân rộng các mô hình triển khai hiệu quả để lan tỏa cách làm và tinh thần chủ động thoát nghèo của đông đảo người dân" - ông Trần Thanh Chương cho biết. 

Không chỉ kinh tế - xã hội có sự chuyển mình mà quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng được giữ vững, đảm bảo sự ổn định để người dân có điều kiện xây dựng đời sống ngày một ấm no hơn, đầy đủ cả về vật chất và tinh thần. Đây chính là điều kiện để Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân theo đúng tinh thần và mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yên Bái trao quyết định đầu tư cho 9 dự án, với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng
Yên Bái trao quyết định đầu tư cho 9 dự án, với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng

VOV.VN - Yên Bái chấp thuận chủ trương đầu tư cho 9 dự án, với tổng số vốn đăng ký gần 1.500 tỷ đồng cho các nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư vào địa phương.

Yên Bái trao quyết định đầu tư cho 9 dự án, với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng

Yên Bái trao quyết định đầu tư cho 9 dự án, với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng

VOV.VN - Yên Bái chấp thuận chủ trương đầu tư cho 9 dự án, với tổng số vốn đăng ký gần 1.500 tỷ đồng cho các nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư vào địa phương.

Người chăn nuôi Yên Bái thận trọng tái đàn gia súc, gia cầm
Người chăn nuôi Yên Bái thận trọng tái đàn gia súc, gia cầm

VOV.VN - Trong thời điểm thời tiết chuyển mùa, dịch bệnh có nhiều nguy cơ bùng phát người chăn nuôi và các trang trại ở Yên Bái đang khá thận trọng khi tái đàn.

Người chăn nuôi Yên Bái thận trọng tái đàn gia súc, gia cầm

Người chăn nuôi Yên Bái thận trọng tái đàn gia súc, gia cầm

VOV.VN - Trong thời điểm thời tiết chuyển mùa, dịch bệnh có nhiều nguy cơ bùng phát người chăn nuôi và các trang trại ở Yên Bái đang khá thận trọng khi tái đàn.

Yên Bái siết chặt kiểm soát, chống loạn giá trước nhu cầu kit test tăng cao
Yên Bái siết chặt kiểm soát, chống loạn giá trước nhu cầu kit test tăng cao

VOV.VN - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã kéo theo nhu cầu về kit test nhanh Covid-19 của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái tăng cao. Để đảm bảo thị trường mặt hàng này ổn định, không loạn giá, lực lượng chức năng đã tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý mặt hàng này.

Yên Bái siết chặt kiểm soát, chống loạn giá trước nhu cầu kit test tăng cao

Yên Bái siết chặt kiểm soát, chống loạn giá trước nhu cầu kit test tăng cao

VOV.VN - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã kéo theo nhu cầu về kit test nhanh Covid-19 của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái tăng cao. Để đảm bảo thị trường mặt hàng này ổn định, không loạn giá, lực lượng chức năng đã tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý mặt hàng này.

Yên Bái chủ động bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại
Yên Bái chủ động bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại

VOV.VN - Ngành nông nghiệp tỉnh hướng dẫn người dân không thả rông gia súc, tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ, dự trữ thức ăn, đưa trâu bò ở vùng cao xuống vùng thấp…

Yên Bái chủ động bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại

Yên Bái chủ động bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại

VOV.VN - Ngành nông nghiệp tỉnh hướng dẫn người dân không thả rông gia súc, tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ, dự trữ thức ăn, đưa trâu bò ở vùng cao xuống vùng thấp…