Lai Châu "chạy đua" giải ngân vốn đâu tư công

VOV.VN - Mỗi đồng ngân sách đầu tư cho hạ tầng sẽ thêm cơ hội để người dân vươn lên thoát nghèo. Dù đang gặp nhiều khó khăn khách quan về giải ngân vốn đầu tư công như địa hình, thời tiết, khí hậu, giải phóng mặt bằng, nhưng các nhà thầu và chủ đầu tư ở Lai Châu đang khắc phục khó khăn, nỗ lực từng ngày, chạy đua với thời gian để giải ngân tối đa vốn trong năm.

Công trường Dự án kè chống xói lở bờ suối Hoàng Hồ, bảo vệ khu dân cư và đất nông nghiệp thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu ngổn ngang vật liệu, máy móc. Sau hơn 3 năm triển khai, vừa qua, hộ dân cuối cùng thuộc phạm vi dự án mới di dời, để nhường mặt bằng cho đơn vị thi công. Để đảm bảo tiến độ cũng như kế hoạch giải ngân vốn trong năm, nhà thầu đang tập trung tối đa phương tiện, máy móc và nhân lực, với mục tiêu có đủ khối lượng để chủ đầu tư giải ngân.

“Hiện tại, trên công trường chúng tôi đang có 4 máy xúc, 4 ô tô, 1 máy lu, 3 tổ đội làm việc. Trong đó, 1 tổ làm hành chính 8 tiếng, tổ thứ hai tiếp tục làm đến 10 giờ đêm. Kè đứng thì đến 15/12 sẽ xong và kè phụ thì doanh nghiệp cũng tập trung máy móc, tất cả các thứ để hoàn thành công việc đảm bảo đúng tiến độ”, ông Lê Văn Viên, cán bộ kỹ thuật, Công ty TNHH một thành viên Thanh Tuyền, đơn vị thi công dự án cho biết.

Theo ông Phạm Ngọc Nam, cán bộ quản lý Công ty Cổ phần xây dựng Trường Giang, hiện đơn vị đang thi công 5 dự án trên địa bàn tỉnh Lai Châu, với tổng mức đầu tư hơn 30 tỷ đồng. Các chủ đầu tư đều ấn định cho nhà thầu một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành khối lượng công việc theo hợp đồng. Thế nhưng cùng với khó khăn khác, việc thiếu nguồn cung và đội giá vật liệu cũng là nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ.

“Mặc dù chủ đầu tư cũng rất quan tâm tháo gỡ thủ tục hành chính, cũng như công tác giải ngân, thế nhưng có những yếu tố khách quan, chủ yếu liên quan đến công tác cung ứng vật tư vật liệu ở địa phương rất khó khăn. Do công tác cấp phép của địa phương, cũng như công tác khai thác của các đơn vị chủ quản rất hạn hẹp, đây cũng là một phần nguyên nhân gây ra sự chậm trễ của nhà thầu”, ông Phạm Ngọc Nam chỉ rõ.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu hiện đang làm chủ đầu tư 29 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 670 tỷ đồng. Đây đều là các dự án, công trình đặc thù liên quan đến phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa như: hồ đập, kè, giao thông nông thôn và nước sinh hoạt.

Ông Trần Văn Luân, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết, hầu hết các công trình do đơn vị quản lý không có hợp phần đền bù mặt bằng. Đến nay, đơn vị đã giải ngân được khoảng 65% kế hoạch vốn trong năm và để có được kết quả này là do đơn vị đã chủ động trong công tác phối hợp tuyên truyền, vận động người dân hiến đất.

“Ngay từ đầu chúng tôi đã xác định giải phóng mặt bằng sẽ là khâu phức tạp và khó khăn, Ban đã phải chỉ đạo cán bộ của đơn vị phối hợp với Trung tâm quỹ đất để kịp thời tháo gỡ khó khăn cũng như hỗ trợ cho Trung tâm quỹ đất các huyện để làm công tác giải phóng mặt bằng. Và trong quá trình triển khai, Ban cũng phải phối hợp với nhà thầu xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn cũng như điểm dừng của kỹ thuật, đặc biệt là trong thời gian cuối năm để đảm bảo việc giải ngân vốn đã bố trí cho từng công trình”, ông Trần Văn Luân cho biết thêm.

Tính đến ngày 15/11, các đơn vị chủ đầu tư ở tỉnh Lai Châu mới giải ngân được gần 1.700 tỷ đồng, bằng 45,4% tổng kế hoạch và bằng 50,8% kế hoạch vốn giao chỉ tiêu. Theo cam kết của các chủ đầu tư, ước giải ngân các nguồn vốn đến hết năm 2023 đạt khoảng gần 95% kế hoạch vốn đã giao chi tiết, trong đó vốn chương trình mục tiêu quốc gia phấn đấu đạt 99,7%.

Ông Nguyễn Quang Khoa, Giám đốc Ban QLDA các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Lai Châu cho biết, ngoài các yếu tố khách quan về thời tiết, nguyên nhân dẫn tới giải ngân vốn đầu tư công hàng năm chậm vẫn luôn nằm trong khâu giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, năm nay các dự án ở Lai Châu phải đợi các địa phương ban hành đơn giá đất và tỉnh ban hành đơn giá đền bù tài sản, kiến trúc, hoa màu trên đất, nên cũng bị trễ một khoảng thời gian.

“Trong năm nay, việc giải ngân vốn đầu tư công tương đối khó khăn, chủ yếu vướng mắc ở 3 nguyên nhân chính là công tác giải phóng mặt bằng, thứ hai là năm nay điều kiện về cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn một số vùng khó khăn, nhất là khu vực Nậm Nhùn, Mường Tè liên quan đến vật liệu cát trong xây dựng. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết năm nay cũng có yếu tố kéo dài, phải đến giai đoạn cuối năm thời tiết mới nắng ráo. Hiện nay về phía Ban QLDA cũng đã yêu cầu các đơn vị thi công tập trung nhân lực, thiết bị và vật liệu để đẩy nhanh tiến độ thi công”, ông Nguyễn Quang Khoa thông tin.

Giám đốc Ban QLDA các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Lai Châu cũng cho biết thêm, công tác giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nóng trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Chính phủ cũng đã có dự kiến thí điểm tách hợp phần giải phóng mặt bằng ra thành một dự án riêng. Ngay từ đầu khóa, việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ giao cho chính quyền nơi có dự án triển khai công tác giải phóng mặt bằng trước. Đến khi Trung ương bố trí, hoặc tỉnh cân đối được nguồn vốn sẽ đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sau. Có như vậy, tiến độ thi công và giải ngân vốn các dự án mới không còn là vấn đề nóng trong mỗi dịp cuối năm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công sẽ bị “cắt suất" năm sau
Không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công sẽ bị “cắt suất" năm sau

VOV.VN - Sau hơn 10 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở tỉnh Quảng Ngãi đạt 70% kế hoạch. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nếu năm nay, đơn vị, địa phương nào không giải ngân hết vốn đầu tư công sẽ bị xem xét cắt suất đầu tư, không phân bổ lại cho năm sau.

Không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công sẽ bị “cắt suất" năm sau

Không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công sẽ bị “cắt suất" năm sau

VOV.VN - Sau hơn 10 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở tỉnh Quảng Ngãi đạt 70% kế hoạch. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nếu năm nay, đơn vị, địa phương nào không giải ngân hết vốn đầu tư công sẽ bị xem xét cắt suất đầu tư, không phân bổ lại cho năm sau.

Chạy “nước rút” giải ngân vốn đầu tư công
Chạy “nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Tính đến đầu tháng 11/2023, TP.HCM mới giải ngân được 38%. Do đó áp lực trong các tháng còn lại của năm là cực lớn để có thể đạt mục tiêu giải ngân 95%. Hiện Thành phố đang tập trung toàn lực, cả hệ thống chính trị vào cuộc để có thể tăng tốc trong thời gian còn lại của năm.

Chạy “nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

Chạy “nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Tính đến đầu tháng 11/2023, TP.HCM mới giải ngân được 38%. Do đó áp lực trong các tháng còn lại của năm là cực lớn để có thể đạt mục tiêu giải ngân 95%. Hiện Thành phố đang tập trung toàn lực, cả hệ thống chính trị vào cuộc để có thể tăng tốc trong thời gian còn lại của năm.

Vì sao hàng loạt địa phương xin điều chỉnh dự toán vốn vay lại?
Vì sao hàng loạt địa phương xin điều chỉnh dự toán vốn vay lại?

VOV.VN - Tính đến ngày 31/8, có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. Trong đó, có 27 địa phương đề nghị giảm dự toán vay lại, với tổng số đề nghị giảm là 5.565,149 tỷ đồng; 6 địa phương đề nghị tăng dự toán vay lại, với tổng số đề nghị tăng là 349,344 tỷ đồng.

Vì sao hàng loạt địa phương xin điều chỉnh dự toán vốn vay lại?

Vì sao hàng loạt địa phương xin điều chỉnh dự toán vốn vay lại?

VOV.VN - Tính đến ngày 31/8, có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. Trong đó, có 27 địa phương đề nghị giảm dự toán vay lại, với tổng số đề nghị giảm là 5.565,149 tỷ đồng; 6 địa phương đề nghị tăng dự toán vay lại, với tổng số đề nghị tăng là 349,344 tỷ đồng.