Lại thêm một xã nghèo rúng động vì vỡ nợ hơn 50 tỷ đồng

VOV.VN - Tại xã Ia Glai, tỉnh Gia Lai, doanh nghiệp nông sản vỡ nợ với số tiền lên đến 50 tỷ đồng, khiến hàng trăm người dân "đứng ngồi không yên". 

Tại xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai vừa xảy ra vụ doanh nghiệp nông sản vỡ nợ gây rúng động dư luận khi số tiền thống kê ban đầu lên tới hơn 50 tỷ đồng và còn tiếp tục tăng. Hàng trăm người dân đang rất hoang mang, lo lắng. Những sai lầm, lỗ hổng trong ký gửi nông sản dù đã được nhắc nhở, cảnh báo nhiều nay lặp lại trong vụ việc này.

Doanh nghiệp Sáu Đào.

Chiều qua 10/4, ông Nguyễn Văn Tiến cùng hàng chục người dân đứng chầu chực tại cổng doanh nghiệp Sáu Đào, thôn Vườn Ươm, xã Ia Glai, huyện Chư Sê.

Trong tâm trạng bức xúc xen lẫn lo lắng, buồn rầu, ông Tiến cho biết, toàn bộ nông sản làm ra trong vụ vừa qua gồm 8 tạ cà phê nhân và 3,5 tạ hạt tiêu đều ký gửi tại Doanh nghiệp Sáu Đào. Số nông sản này ông dự định bán để đầu tư cho vụ sau và nuôi con ăn học. Nhưng đến nay, doanh nghiệp này vỡ nợ, gia đình ông Tiến trắng tay. 

Ông Nguyễn Văn Tiến (đứng giữa) trao đổi với phóng viên.

Cũng  tại cổng Doanh nghiệp Sáu Đào, ông Nguyễn Đức Mùi, thôn 1, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê cho biết, trước đây ông ký gửi nông sản tại một đại lý ở trung tâm huyện. Những năm gần đây, các đại lý ở trung tâm huyện vỡ nợ khá nhiều nên mùa này, để yên tâm hơn, ông ký gửi vào Sáu Đào, ở gần nhà, cũng là chỗ quen biết. Nhưng vừa mới gửi được ít hôm thì doanh nghiệp vỡ nợ.

Ông Mùi cho biết, giao dịch của các đại lý, doanh nghiệp đều rất đơn giản. Người dân mang nông sản đến ký gửi và nhận lại những tờ giấy viết tay hoặc chỉ đơn giản ký vào sổ ký gửi. Sau đó, muốn bán bao nhiêu thì tới doanh nghiệp lấy tiền và ký nhận. Chính sự đơn giản và không có ràng buộc nào cụ thể nên doanh nghiệp thoải mái sử dụng nông sản của người dân ký gửi và rủi ro cũng từ đây. Khi xảy ra vỡ nợ, người dân chỉ biết ngậm ngùi vì đã trót đặt niềm tin không đúng chỗ.

Báo cáo vỡ nợ của DN Sáu Đào.

 

Cũng giống như bao hộ dân khác trong xã, gia đình ông Nguyễn Đức Mùi cũng ký gửi nông sản vào doanh nghiệp Sáu Đào, mong đợi đến lúc được giá để bán. Nhưng đến nay, khi sự việc xảy ra, người dân như ông Mùi chỉ biết kêu khóc. 

Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Trưởng Công an xã La Glai, trước đây doanh nghiệp Sáu Đào hoạt động khá tốt và có uy tín trên địa bàn. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, doanh nghiệp này có một số dấu hiệu bất ổn khiến xã đã phải gửi cảnh báo đến người dân.

Tiếc rằng, cảnh báo của xã Ia Glai cách đây 3 năm chưa đủ căn cứ để thuyết phục người dân. Trong khi đó, Doanh nghiệp Sáu Đào đã kịp xây dựng cho mình hình ảnh của một doanh nghiệp tầm cỡ, chân chính và chơi đẹp. Những ảo giác đó đã làm mờ mắt không chỉ người dân ở trong xã mà còn có các xã lân cận tới tận thành phố Pleiku.

Theo thống kê của Công an huyện Chư Sê đến chiều ngày 10/4, có hơn 120 người dân cùng 2 ngân hàng đã đến Công an huyện trình báo các khoản tiền cũng như nông sản đã ký gửi và cho doanh nghiệp Sáu Đào vay. Tổng giá trị tài sản là hơn 50 tỷ đồng.

Trong đó, riêng hai ngân hàng Quân đội và Công thương có trụ sở tại Pleiku đã cho doanh nghiệp này vay lên tới 14 tỷ đồng.

Bà Ngô Thị Đào, người thường đứng ra thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp đã rời khỏi địa phương và có để lại một bức tâm thư cho chồng, con nói rằng do làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản. Chồng bà Đào, ông Ngô Đình Giai (người đứng tên chủ doanh nghiệp) cũng đã gửi báo cáo vỡ nợ tới chính quyền xã và cho biết, mọi việc kinh doanh đều do vợ đảm nhận nên khi vợ bỏ đi thì không biết xoay sở ra sao. Đến chiều 10/4 thì ông Giai cũng đã đi đâu không rõ.

Do chủ doanh nghiệp vắng mặt, kho nông sản đã trống trơn, mọi tài sản dường như đã kịp tẩu tán, nên người dân rất bức xúc, một số có hành động quá khích.

Ông Nguyễn Đức Phi, Chủ tịch UBND xã Ia Glai cho biết, chính quyền và ngành chức năng đang vận động người dân, ổn định tình hình an ninh trật tự. Nghiêm cấm các trường hợp đập phá tài sản của doanh nghiệp. Xã cũng đã ra văn bản chỉ đạo các thôn, làng gửi thông báo cho các gia đình có hàng ký gửi tại Sáu Đào thì phải khẩn trương làm đơn báo để chính quyền xã nắm bắt và tổng hợp.

Kịch bản vỡ nợ của Doanh nghiệp nông sản Sáu Đào tại xã nghèo Ia Glai diễn ra không khác gì những vụ vỡ nợ đại lý nông sản trước đây tại Tây Nguyên. Người dân ký gửi nông sản bằng niềm tin; còn doanh nghiệp thoải mái sử dụng nông sản của người dân mà không có sự ràng buộc nào. Khi xảy ra vỡ nợ, kho bãi của doanh nghiệp đã trống trơn và các tài sản còn lại, chủ yếu là quyền sử dụng đất may ra chỉ đủ để các ngân hàng phát mãi. Còn nông dân, những chủ nợ, những người một nắng hai sương, sẽ tiếp tục phải ngậm ngùi chờ đợi con nợ trong vô vọng.

Những sai lầm, lỗ hổng trong ký gửi nông sản ở Tây Nguyên vẫn còn đó như căn bệnh ung thư quái ác, vài tuần hoặc vài tháng lại gọi tên một doanh nghiệp, kéo theo hàng trăm người khốn khổ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp phá sản vì tín dụng đen khiến người dân điêu đứng
Doanh nghiệp phá sản vì tín dụng đen khiến người dân điêu đứng

VOV.VN - Các đại lý nông sản ở Gia Lai và Tây Nguyên vỡ nợ là cảnh báo về lỗ hổng pháp lý trong ký gửi nông sản và động tín dụng đen.

Doanh nghiệp phá sản vì tín dụng đen khiến người dân điêu đứng

Doanh nghiệp phá sản vì tín dụng đen khiến người dân điêu đứng

VOV.VN - Các đại lý nông sản ở Gia Lai và Tây Nguyên vỡ nợ là cảnh báo về lỗ hổng pháp lý trong ký gửi nông sản và động tín dụng đen.

Nợ công Việt Nam: Nguy cơ vỡ nợ thấp nhưng vẫn là vấn đề cấp bách
Nợ công Việt Nam: Nguy cơ vỡ nợ thấp nhưng vẫn là vấn đề cấp bách

VOV.VN - Theo phân tích của BIDV, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp, tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cập bách. 

Nợ công Việt Nam: Nguy cơ vỡ nợ thấp nhưng vẫn là vấn đề cấp bách

Nợ công Việt Nam: Nguy cơ vỡ nợ thấp nhưng vẫn là vấn đề cấp bách

VOV.VN - Theo phân tích của BIDV, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp, tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cập bách. 

Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu “non” vì vỡ nợ?
Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu “non” vì vỡ nợ?

VOV.VN - Dư luận địa phương bàn tán xôn xao việc ông Ngô Thái Úy - nguyên Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu non vì vỡ nợ.

Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu “non” vì vỡ nợ?

Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu “non” vì vỡ nợ?

VOV.VN - Dư luận địa phương bàn tán xôn xao việc ông Ngô Thái Úy - nguyên Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu non vì vỡ nợ.

Chủ họ vỡ nợ, làm sao để đòi được tiền?
Chủ họ vỡ nợ, làm sao để đòi được tiền?

VOV.VN - Tin tưởng chị Vân, tôi cùng nhiều bà con đóng họ cho chị Vân quản lý. Gia đình chị Vân vỡ nợ, tôi phải làm sao để lấy được tiền?

Chủ họ vỡ nợ, làm sao để đòi được tiền?

Chủ họ vỡ nợ, làm sao để đòi được tiền?

VOV.VN - Tin tưởng chị Vân, tôi cùng nhiều bà con đóng họ cho chị Vân quản lý. Gia đình chị Vân vỡ nợ, tôi phải làm sao để lấy được tiền?