Lâm Đồng hơn 3.000 hộ chăn nuôi lợn chưa thể tái đàn sau dịch

VOV.VN - Mặc dù bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lâm Đồng đã được khống chế, nhưng do nhiều lý do, nhất là về nguồn vốn, hơn 3.000 hộ chăn nuôi lợn chưa thể tái đàn sau dịch.

Sau khi đàn lợn gần 200 con bị tiêu hủy do nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi, gia đình bà Nguyễn Thị Tân ở thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà gặp rất nhiều khó khăn để tái đàn. Bà Tân cho biết, giá lợn giống tăng cao khiến gia đình không dám nuôi vì sợ mua trúng lợn không đảm bảo chất lượng, dễ phát sinh dịch bệnh.

“Đàn lợn chết hết rồi gây khó khăn cho gia đình trong việc trả nợ. Vốn của tôi mất khoảng 500 triệu. Bây giờ tôi đang muốn tái đàn nhưng không biết phải làm sao” - bà Tân nói.

Tương tự tại xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng nơi có hơn 160 hộ nuôi lợn đến nay cũng trong tình trạng không mua được lợn giống để tái đàn. Theo thống kê, đến nay toàn xã mới chỉ tái đàn được 15.300 con bằng một nửa so với trước dịch.

Ông Huỳnh Văn Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hiệp cho biết, hiện nay, do nguồn giống cung cấp tại chỗ khan hiếm, giá lợn giống từ các cơ sở giống lại quá đắt nên nhiều hộ chăn nuôi sợ rủi ro chấp nhận bỏ trống chuồng trại.

“Địa phương đã khuyến cáo đối với những trường hợp đủ điều kiện thì nên tái đàn. Bên cạnh đó, xuất xứ ngồn gốc con giống phải có mẫu xét nghiệm đạt chất lượng thì mới cho tái đàn để tránh việc bùng phát lại dịch bệnh ảnh hưởng đến bà con” - ông Vũ nói.

Theo ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có hơn 10.000 hộ và 305 trang trại chăn nuôi lợn. Qua thống kê ngành chăn nuôi do tình trạng lợn giống khan hiếm đang khiến hơn 3.000 hộ chăn nuôi không thể tái đàn.

“Dịch tả lợn châu Phi chưa có thuốc điều trị do đó khi nhiễm bệnh tỷ lệ chết khá lớn lên đến 100%. Song song với kiểm soát dịch bệnh thì hiện tại tình trạng cung ứng con giống trên thị trường cả nước cũng như tỉnh Lâm Đồng hết sức khó khăn, do nguồn cung con giống không đủ để đáp ứng cho việc tái đàn của người dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Lâm Đồng khuyến cáo người dân tăng đàn nhưng không ồ ạt”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Định dành 150 tỷ đồng cho vay không lãi suất để tái đàn lợn
Bình Định dành 150 tỷ đồng cho vay không lãi suất để tái đàn lợn

VOV.VN - Sau khi dịch lắng xuống, UBND tỉnh Bình Định dành 150 tỷ đồng cho người chăn nuôi vay không tính lãi. Đến nay, người dân đã khôi phục được hơn 1 triệu con lợn phục vụ thị trường cuối năm.

Bình Định dành 150 tỷ đồng cho vay không lãi suất để tái đàn lợn

Bình Định dành 150 tỷ đồng cho vay không lãi suất để tái đàn lợn

VOV.VN - Sau khi dịch lắng xuống, UBND tỉnh Bình Định dành 150 tỷ đồng cho người chăn nuôi vay không tính lãi. Đến nay, người dân đã khôi phục được hơn 1 triệu con lợn phục vụ thị trường cuối năm.

Giá lợn hơi xuống mức 80.000 đồng/kg, nhiều địa phương tái đàn 100%
Giá lợn hơi xuống mức 80.000 đồng/kg, nhiều địa phương tái đàn 100%

VOV.VN - Giá lợn tiếp tục giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg khi lượng thịt lợn nhập khẩu lớn, việc tái đàn được các địa phương làm tốt đã tăng nguồn cung.

Giá lợn hơi xuống mức 80.000 đồng/kg, nhiều địa phương tái đàn 100%

Giá lợn hơi xuống mức 80.000 đồng/kg, nhiều địa phương tái đàn 100%

VOV.VN - Giá lợn tiếp tục giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg khi lượng thịt lợn nhập khẩu lớn, việc tái đàn được các địa phương làm tốt đã tăng nguồn cung.

Giá lợn hơi lao dốc mạnh, người chăn nuôi vừa tái đàn đã thua lỗ nặng
Giá lợn hơi lao dốc mạnh, người chăn nuôi vừa tái đàn đã thua lỗ nặng

VOV.VN - Giá lợn hơi đã xuống dưới mức 80.000 đồng/kg khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng, mỗi con lỗ tới hàng triệu đồng.

Giá lợn hơi lao dốc mạnh, người chăn nuôi vừa tái đàn đã thua lỗ nặng

Giá lợn hơi lao dốc mạnh, người chăn nuôi vừa tái đàn đã thua lỗ nặng

VOV.VN - Giá lợn hơi đã xuống dưới mức 80.000 đồng/kg khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng, mỗi con lỗ tới hàng triệu đồng.