Lạm phát năm 2022 dưới 4%

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát năm 2022 ở mức 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 4,55% so với tháng 12/2021. CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 2 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước và 9 nhóm hàng tăng giá.

Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,15%; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,45%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,41%...

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,41% ; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,66%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; còn nhóm giáo dục tăng 0,32%.

Tiếp tục xu hướng giảm chính là nhóm giao thông, nhờ giá xăng liên tục được điều chỉnh giảm trong mấy kỳ điều hành gần đây. Tháng 12/2022, nhóm giao thông giảm tới 2,78%, qua đó là CPI chung giảm 0,27 điểm phần trăm. Nhóm bưu chính, viễn thông cũng giảm 0,25% so với cùng kỳ năm trước do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tối ưu chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tối ưu chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

VOV.VN - NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trước diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị

Tối ưu chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tối ưu chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

VOV.VN - NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trước diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị

Giá lương thực và xăng dầu đẩy CPI tháng 11 tăng lên
Giá lương thực và xăng dầu đẩy CPI tháng 11 tăng lên

VOV.VN - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng 10 và tăng 4,73% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá lương thực và xăng dầu đẩy CPI tháng 11 tăng lên

Giá lương thực và xăng dầu đẩy CPI tháng 11 tăng lên

VOV.VN - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng 10 và tăng 4,73% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?
Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?

VOV.VN - Bất chấp những cảnh báo về rủi ro lạm phát trên toàn cầu cũng như giá nhiên liệu đầu vào kéo theo hầu hết các mặt hàng đều tăng giá, tuy nhiên, chỉ số CPI tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,44%. Nhiều chuyên gia cho rằng, con số này không những không phản ánh đúng giá cả thực tế.

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?

VOV.VN - Bất chấp những cảnh báo về rủi ro lạm phát trên toàn cầu cũng như giá nhiên liệu đầu vào kéo theo hầu hết các mặt hàng đều tăng giá, tuy nhiên, chỉ số CPI tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,44%. Nhiều chuyên gia cho rằng, con số này không những không phản ánh đúng giá cả thực tế.