Liên kết chuỗi cá tra ĐBSCL để phát triển bền vững

VOV.VN - Hôm nay 17/12, tại TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Cá tra được nuôi tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long với diện tích hàng năm khoảng 5.500 đến 6.000 hecta. Hiện nay, cả nước có trên 100 cơ sở chế biến cá tra với tổng công suất thiết kế ước đạt 1,5 triệu tấn nguyên liệu/năm và hầu hết nằm ở vùng ĐBSCL. Các cơ sở được trang bị máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

Theo TS. Huỳnh Văn Hiền, Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ, sản phẩm cá tra tiêu thụ thị trường trong nước chỉ chiếm 6% và sản lượng xuất khẩu chiếm tới 94% sản lượng sản xuất. Vì vậy, vai trò xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL rất quan trọng. Tuy nhiên, khâu tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu tập trung theo phân khúc của nhu cầu thị trường chưa được phân định rõ đã dẫn đến một số khó khăn nhất định.

TS. Huỳnh Văn Hiền cho rằng, muốn giải quyết căn cơ vấn đề cần nâng cao chất lượng cá bố mẹ cũng như cải thiện chất lượng sản xuất giống cá tra. Đây là thế mạnh của ta nhưng nếu không đầu tư sẽ tụt hậu, thua kém các nước mới tham gia. Việc xây dựng thương hiệu cũng phải là bước đi quan trọng trong xu hướng phát triển bền vững với các giải pháp hiện đại, đồng nhất về sản phẩm và dễ dàng truy xuất nguồn từ khâu sản xuất tới bàn ăn. Như vậy, lòng tin cho người tiêu dùng về sản phẩm và hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu cá tra Việt Nam được vươn xa.

“Đảm bảo được lợi nhuận tốt và lợi ích cho toàn xã hội về môi trường và đảm bảo chống lãng phí về thức ăn, nếu chúng ta sản xuất tập trung được phân khúc thị trường, nâng cao được giá trị theo chế biến sâu và thiết thực gắn với thương hiệu. Tập trung theo phân khúc thị trường liên kết gắn với thị trường tiêu thụ là một trong những cơ bản rất quan trọng để gắn với thị trường tiêu thụ”, TS. Huỳnh Văn Hiền cho biết.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần tăng cường đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm và nâng giá trị gia tăng. Đồng thời, quản trị sản xuất và áp dụng các biện pháp để giảm giá thành trong toàn chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra. Bên cạnh đó, nâng cao tỷ lệ nhà máy chế biến tự đầu tư vùng nuôi và liên kết chặt chẽ với cơ sở nuôi, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chủ động nguồn nguyên liệu.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Toản, thời gian tới cần tăng cường phân tích và dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm, phổ biến các quy định, rào cản kỹ thuật: “Chúng ta thấy diễn biến trong vòng 10 năm thì diễn biến của từng thị trường có sự khác biệt cao. Bây giờ, không gian của các hiệp định thương mại tự do không phải là lý thuyết nữa, những FTA chúng ta tiếp cận theo thị trường thì chúng ta phải hoàn thiện thể chế, hoàn thiện cả cách tiếp cận thị trường và giải quyết được cả những vấn đề rào cản kỹ thuật theo thị trường. Ở đây có thị trường Trung Quốc, thi trường CPTPP, thị trường EU, thị trường Mỹ, những thị trường đó vô cùng quan trọng”.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, sản lượng, giá trị xuất khẩu cá tra đều đã tăng nhưng nếu không nâng cao sức cạnh tranh thì ngành hàng cá tra sẽ không có bước phát triển cho giai đoạn tái cấu trúc. Việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các khâu trong quá trình sản xuất và chế biến cá tra góp phần cải thiện quy trình nuôi tạo được hàng hóa lớn, có giá trị cao, đồng thời, giải quyết vấn đề kiểm soát môi trường.

Ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, tiềm năng, lợi thế của cá tra vùng ĐBSCL rất lớn nhưng chưa được khai thác một cách triệt để. Đặc biệt, các địa phương cần phải kiểm soát tốt diện tích nuôi cá tra, không mở diện tích ồ ạt khi dự báo năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn khi thị trường thế giới diễn biến phức tạp, nhu cầu cá tra có thể chững lại. Vấn đề cốt lõi là giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng chứ không phải mở rộng diện tích nuôi.

“Do tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn nên đã xuất hiện tình trạng dịch bệnh trên cá giống, nguy cơ tăng trưởng nóng về diện tích, sản lượng nuôi cá tra. VASEP đã dự kiến 1,5 đến 1,6 triệu tấn, năm nay là 1,68 triệu tấn, xuất khẩu có 2,2 đến 2,3 tỷ USD, năm nay trên 2,4 tỷ, cho nên diện tích chúng ta phải kiểm soát. Vấn đề ở đây là phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng để nâng cao năng suất, chất lượng con cá tra vùng nguyên liệu như chế biến, chứ không phải tăng trưởng bằng diện tích”, ông Phùng Đức Tiến nêu rõ.

Để phát triển bền vững ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL, ngoài vấn đề nâng cao chất lượng con giống thì cần đẩy mạnh liên kết, giảm giá thành sản phẩm, tăng giá trị sau chế biến, đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại tại thị trường các nước tham gia FTA. Một trong những vấn đề trọng tâm là mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chọn, lai tạo con giống mới, cải tiến phương thức sản xuất, chế biến để tăng dần hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm cá tra, thúc đẩy ngành hàng cá tra phát triển ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển vọng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại Mỹ năm 2023
Triển vọng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại Mỹ năm 2023

Ngày 16/12, phóng viên TTXVN tại Washington đã có cuộc trao đổi với Trưởng Cơ quan Thương vụ, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ, ông Đỗ Ngọc Hưng về tình hình xuất khẩu và tiêu thụ cá tra tại thị trường Mỹ trong năm 2022 và triển vọng cho năm 2023.

Triển vọng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại Mỹ năm 2023

Triển vọng tiêu thụ cá tra Việt Nam tại Mỹ năm 2023

Ngày 16/12, phóng viên TTXVN tại Washington đã có cuộc trao đổi với Trưởng Cơ quan Thương vụ, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ, ông Đỗ Ngọc Hưng về tình hình xuất khẩu và tiêu thụ cá tra tại thị trường Mỹ trong năm 2022 và triển vọng cho năm 2023.

Người nuôi cá tra thương phẩm chịu áp lực của giá con giống và thức ăn tăng cao
Người nuôi cá tra thương phẩm chịu áp lực của giá con giống và thức ăn tăng cao

VOV.VN - Gần đây, các mặt hàng từ cá tra xuất khẩu thuận lợi, giá tăng nên mô hình nuôi thủy sản này ở vùng ĐBSCL đang mở rộng. Trong khi đó, lũ về cá tra giống khan hàng, sốt giá kết hợp với giá thức ăn thủy sản tăng vọt đã tạo áp lực cho người nuôi.

Người nuôi cá tra thương phẩm chịu áp lực của giá con giống và thức ăn tăng cao

Người nuôi cá tra thương phẩm chịu áp lực của giá con giống và thức ăn tăng cao

VOV.VN - Gần đây, các mặt hàng từ cá tra xuất khẩu thuận lợi, giá tăng nên mô hình nuôi thủy sản này ở vùng ĐBSCL đang mở rộng. Trong khi đó, lũ về cá tra giống khan hàng, sốt giá kết hợp với giá thức ăn thủy sản tăng vọt đã tạo áp lực cho người nuôi.

Đồng Tháp phấn đấu xuất khẩu cá tra đạt trên 980 triệu USD vào năm 2025
Đồng Tháp phấn đấu xuất khẩu cá tra đạt trên 980 triệu USD vào năm 2025

VOV.VN - Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt trên 980 triệu USD và 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc cam kết sản xuất an toàn theo quy định.

Đồng Tháp phấn đấu xuất khẩu cá tra đạt trên 980 triệu USD vào năm 2025

Đồng Tháp phấn đấu xuất khẩu cá tra đạt trên 980 triệu USD vào năm 2025

VOV.VN - Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt trên 980 triệu USD và 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc cam kết sản xuất an toàn theo quy định.