Liên kết doanh nghiệp ở ĐBSCL: Cần một “nhạc trưởng” thực sự

VOV.VN - Liên kết vùng và doanh nghiệp ở ĐBSCL đã được đặt ra nhưng chưa cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia nên thiếu tính bền vững.

ĐBSCL là khu vực tạo ra nhiều mặt hàng nông nghiệp, thủy sản phục vụ cho xuất khẩu như gạo, cá tra, trái cây… Tuy nhiên, đây là vùng có dân trí thấp nhất, hạ tầng kém nhất, đầu tư của Nhà nước ít nhất so với cả nước; đồng thời với đó, doanh nghiệp ở khu vực này cũng chưa có sự phát triển rõ nét và trên hết là thiếu sự liên kết để phát triển mang tính bền vững.

Với dân số khoảng 18 triệu dân, ĐBSCL đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam khi chiếm 17,8 % GDP, 80% giá trị xuất khẩu gạo và gần 60% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực mà hoạt động của doanh nghiệp còn rời rạc, còn nhiều điểm ýếu và đang chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhiều tác động của hội nhập trong thời gian tới.

Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký 11 hiệp định tự do thương mại (FTA) với các nền kinh tế trên thế giới; đồng thời đang đàm phán 5 hiệp định quan trọng và xem xét đàm phán một hiệp định khác. Đây chính là một thách thức lớn của doanh nghiệp ĐBSCL.

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phân tích: Việt Nam đã vươn ra thị trường 600 triệu dân trong ASEAN và nhiều thị trường lớn khác. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chỉ được trang bị vốn kiến thức về quản trị doanh nghiệp ít ỏi hay về phân tích rủi ro, xây dựng chiến lược… cùng tính liên kết rất yếu.

“Khi ngồi vào bàn doanh nghiệp đều k‎‎ý kết nhưng về là lo. Ai cũng tự lo phận mình, vậy làm sao liên kết được. Vì vậy đây không phải là vấn đề ngày một ngày hai”, ông Hoan chỉ rõ.

 

Các doanh nghiệp lớn và các chuyên gia kinh tế khẳng định tính hiệu quả của liên kết doanh nghiệp ở ĐBSCL.
Thực tế cho thấy, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc tái liên kết là hết sức cần thiết. Phân tích ở lĩnh vực dược, bà Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang cho biết, chỉ tính riêng ngành Dược, nếu các doanh nghiệp liên kết sẽ tránh được tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong chính nội bộ ngành. Nếu liên kết tốt thì chắc chắn tình trạng bán phá giá sẽ không còn.

Còn Ông Phạm Minh Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Cỏ May, Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết, tại khu vực ĐBSCL hiện nay có nhiều doanh nghiệp kinh doanh chế biến thức ăn chăn nuôi. Nếu việc liên kết thực hiện tốt, chắc chắn tiềm lực doanh nghiệp sẽ cành lớn mạnh.

Những dẫn chứng cụ thể mà ông Thiện đưa ra cho thấy, trong nhập khẩu nguyên liệu dầu đậu nành, mì lát, khoáng chất để chế biến thức ăn chăn nuôi, nếu doanh nghiệp tự đi mua hàng, số lượng ít thì giá phải cao, cước vận chuyển sẽ tăng. 

Tuy nhiên, nếu có sự liên kết, hợp tác, mua hàng với số lượng lớn thì đàm phán với đối tác sẽ thuận lợi hơn, giá sẽ thấp, chi phí vận chuyển hàng về kho cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề theo ông Phạm Minh Thiện là cần phải có những người "nhạc trưởng thật sự" trong liên kết.

“Bản chất của vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh phát triển chính là yếu tố lợi ích. Liên kết dựa trên nền tảng lợi ích sẽ là hữu hiệu nhất. Cái cần ở thời điểm này chính là những nhà thiết kế lợi ích, là đầu tàu tạo lợi ích mới gắn kết người ta lại”, ông Thiện cho biết. 

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế có cùng nhận định, vấn đề liên kết vùng ĐBSCL từ lâu đã được đặt ra. Tuy nhiên, thực chất chưa thể hiện rõ ràng và chưa có nội dung cụ thể. Thực tế đặt ra là muốn liên kết được thì vấn đề cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia sẽ mang tính quyết định.

Phân tích những thách thức đặt ra khi Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được hình thành vào đầu năm 2016, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, doanh nghiệp trong cả nước, ở khu vực ĐBSCL phải tích cực thay đổi “tư duy” để tiếp tục vững bước phát triển. Thay đổi đầu tiên chính là sự kết nối, phát huy thế mạnh của nhau để cùng phát triển, cùng nâng cao khả năng cạnh tranh.

“Hiện nay các khâu trung gian còn quá nhiều. Từ nhà máy làm thức ăn gia súc đến người nuôi heo, bò, gà qua 3 nấc trung gian, phí là 9%. Từ chăn nuôi đến giết mổ lại qua vài tầng nữa, phí cũng khoảng 7-8%. Sau đó từ giết mổ đến thị trường vẫn còn qua vài khâu trung gian nữa nên nếu chúng ta liên kết trực tiếp với nhau sẽ giảm chi phí được khoảng 15%, tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn so với không liên kết”, TS. Lê Đăng Doanh phân tích.

Để giảm thiểu những tác động trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp ĐBSCL cần chủ động đẩy mạnh liên kết trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau để cùng phát triển. Khi có sự đồng lòng thì mới có thể phát huy năng lực nội tại của từng doanh nghiệp. Qua đó, giúp từng doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nông dân trong vùng sản xuất hàng hóa không còn sợ cảnh “thừa hàng, dội chợ”, “được mùa, rớt giá” như thời gian qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên kết doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ
Liên kết doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ

VOV.VN-CLB Outbound nhằm liên kết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam để tăng chất lượng tour du lịch sang Hàn Quốc.

Liên kết doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ

Liên kết doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ

VOV.VN-CLB Outbound nhằm liên kết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam để tăng chất lượng tour du lịch sang Hàn Quốc.

Cần tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL
Cần tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

VOV.VN -Việc liên kết mạnh các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL nhằm tạo thành khu vực phát triển năng động.

Cần tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

Cần tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

VOV.VN -Việc liên kết mạnh các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL nhằm tạo thành khu vực phát triển năng động.

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản
Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

VOV.VN -Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lấy ký kiến đóng góp các nhà khoa học hoàn thiện Đề án liên kết các sản phẩm chủ lực ĐBSCL.

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

VOV.VN -Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lấy ký kiến đóng góp các nhà khoa học hoàn thiện Đề án liên kết các sản phẩm chủ lực ĐBSCL.

Tăng cường  liên kết vùng trong sản xuất trái cây rải vụ
Tăng cường liên kết vùng trong sản xuất trái cây rải vụ

VOV.VN -Hiện tại, đã có sự liên kết giữa các tỉnh với nhau cùng một loại cây, nhưng chưa được tổ chức bài bản...

Tăng cường  liên kết vùng trong sản xuất trái cây rải vụ

Tăng cường liên kết vùng trong sản xuất trái cây rải vụ

VOV.VN -Hiện tại, đã có sự liên kết giữa các tỉnh với nhau cùng một loại cây, nhưng chưa được tổ chức bài bản...

Chính sách liên kết vùng tạo động lực để ĐBSCL phát triển
Chính sách liên kết vùng tạo động lực để ĐBSCL phát triển

VOV.VN - Trong thời kỳ hội nhập, ĐBSCL là một vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đầy tiềm năng của đất nước.

Chính sách liên kết vùng tạo động lực để ĐBSCL phát triển

Chính sách liên kết vùng tạo động lực để ĐBSCL phát triển

VOV.VN - Trong thời kỳ hội nhập, ĐBSCL là một vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đầy tiềm năng của đất nước.