Loay hoay tìm “lối ra” cho nhà ở xã hội tại TP.HCM

VOV.VN - Vấn đề vướng mắc lớn nhất ở chỗ hiện TP.HCM thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và khi không có sản phẩm nhà được xây dựng và hình thành nên ngân hàng không thể giải ngân.

UBND TP.HCM vừa công bố Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó đối với nhà ở xã hội (NOXH), thành phố đặt mục tiêu phát triển thêm khoảng 6,58 triệu m2 sàn. Nhìn lại giai đoạn trước, thành phố đề ra mục tiêu 2,2 triệu m2 sàn NOHX nhưng thực tế chỉ đạt được 1,23 triệu m2 sàn. Dường như “lối ra” cho NOXH tại TP.HCM sẽ vẫn bế tắc vì nhiều khó khăn thực tế chưa có lời giải.

Khó vay vốn mua nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, giai đoạn 2016 – 2020, có 19 dự án NOXH xây dựng hoàn tất và đưa vào sử dụng, đạt 69,2% chỉ tiêu đề ra. Trong khi, cả năm 2022, thành phố chỉ có 1 trong tổng số 10 dự án NOXH được hoàn thành, cung ứng vỏn vẹn… 260 căn hộ. Thực tế này cho thấy, việc phát triển NOXH tại TP.HCM rất gian nan và không đáp ứng được nhu cầu về chỗ ở của người thu nhập thấp.

Về chương trình cho vay NOXH, chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tại TP.HCM đã cho vay hơn 150 tỷ đồng với 310 lượt khách hàng giai đoạn 2018 – 2020. Số nợ thu được tính đến tháng 9/2020 là 29,5 tỷ đồng, dư nợ còn 125,5 tỷ đồng, chưa phát sinh nợ quá hạn. Tuy là người vay trả nợ đúng hạn, nhưng rõ ràng số lượng người vay mua NOXH còn rất ít, chứng tỏ việc tiếp cận vốn vay là khó khăn.

Giải thích về việc này, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng, thời gian qua chỉ có 310 người tiếp cận được vốn vay ưu đãi theo chương trình NOXH với mức lãi suất thấp là 4,8%/năm. Vấn đề ở đây là TP.HCM thiếu nguồn cung NOXH, tức không có sản phẩm được xây dựng nên ngân hàng không thể giải ngân được.

“Người mua vay vốn mua nhà phải có căn cứ, có hồ sơ về căn nhà ở xã hội, với điều kiện từ 800 triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Ngân hàng không phải không có vốn, luôn tạo điều kiện cho các đối tượng người mua được nhà luôn nhưng thành phố không có dự án NOXH”, ông Lệnh cho biết.

Nên hướng đến cho thuê thay vì bán  

Ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM cho rằng, Luật Nhà ở đã quy định phải xác định rõ diện tích đất để xây dựng NOXH trong quy hoạch về lĩnh vực đô thị. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất của thành phố thời kỳ 2011 - 2020 chỉ có chỉ tiêu chung về đất ở. Điều này dẫn đến lúng túng, thiếu chủ động trong tạo lập quỹ đất cho phát triển NOXH.

“TP.HCM đang tiến hành triển khai điều chỉnh cùng lúc nhiều Đồ án quy hoạch, từ Đồ án quy hoạch chung của thành phố cho tới các Đồ án quy hoạch phân khu. Đây cũng là động thái góp phần thực hiện chương trình NOXH”, ông Tuấn nêu.

Để giải quyết tình trạng “bế tắc” về NOXH, ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM đề xuất, cần làm rõ nhu cầu về chỗ ở và mong muốn về sở hữu NOXH. Qua khảo sát người lao động, khi được hỏi ai cũng nói "mong muốn có NOXH, nhưng việc họ có mua được NOXH hay không lại là chuyện khác".

Theo ông Trung, hơn 70% người lao động tại TP.HCM là dân nhập cư, thời gian gắn bó của người lao động với doanh nghiệp cụ thể, với một địa bàn cụ thể không cao. Ông Trung khẳng định, nếu đồng nhất nhu cầu về chỗ ở với nhu cầu sở hữu nhà ở thì sẽ không giải quyết được.

“Làm sao để tạo ra được nhiều chỗ ở nhất cho những người đến thành phố tham gia lao động, sản xuất và tạo ra giá trị cho thành phố. Còn câu chuyện về NOXH phải vận hành theo pháp luật và chịu sự chi phối bởi cơ chế thị trường”, ông Trung đưa giải pháp.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nhận định, các dự án bị ách tắc ngay khâu đầu tiên là thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án NOXH được tăng 1,5 lần chỉ tiêu quy hoạch, nhưng do vướng ở chỗ chưa được điều chỉnh quy hoạch phân khu nên không qua được bước chấp thuận đầu tư.

“Cần có thêm cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư từ đó tăng tính khả thi, đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư để phát triển NOXH. Trước mắt cần tập trung cho nhóm ưu tiên về NOXH, nhà trọ cho công nhân, người lao động trên địa bàn”, ông Cường đề nghị.

Để tìm được lời giải cho bài toán NOXH ở TP.HCM, ngoài chuyện quỹ đất, vốn vay ưu đãi… các cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu việc hình thành cơ chế khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư, làm nhà ở cho thuê để phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người lao động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM không trình thẩm định giá bán
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM không trình thẩm định giá bán

VOV.VN - Sáng nay (10/3), UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016–2020 và công bố chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030.

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM không trình thẩm định giá bán

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM không trình thẩm định giá bán

VOV.VN - Sáng nay (10/3), UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016–2020 và công bố chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030.

Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không "nằm trên giấy"
Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không "nằm trên giấy"

VOV.VN - Tại TP.HCM, thời gian gần đây loại hình nhà ở xã hội đã vắng bóng trên thị trường. Để thực hiện thành công đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, ngoài ưu đãi về vốn, đất đai, rất cần có chính sách đặc thù cho loại hình này đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia.

Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không "nằm trên giấy"

Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không "nằm trên giấy"

VOV.VN - Tại TP.HCM, thời gian gần đây loại hình nhà ở xã hội đã vắng bóng trên thị trường. Để thực hiện thành công đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, ngoài ưu đãi về vốn, đất đai, rất cần có chính sách đặc thù cho loại hình này đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia.

Quy hoạch, kế hoạch nhà ở từng địa phương cần chỉ rõ khu vực phát triển nhà ở xã hội
Quy hoạch, kế hoạch nhà ở từng địa phương cần chỉ rõ khu vực phát triển nhà ở xã hội

VOV.VN - Các tỉnh, thành phố đều có các kế hoạch phát triển nhà ở từng giai đoạn nhưng hiện nay trong các kế hoạch phát triển nhà ở chưa đề cập rõ về phân khúc nhà ở xã hội.

Quy hoạch, kế hoạch nhà ở từng địa phương cần chỉ rõ khu vực phát triển nhà ở xã hội

Quy hoạch, kế hoạch nhà ở từng địa phương cần chỉ rõ khu vực phát triển nhà ở xã hội

VOV.VN - Các tỉnh, thành phố đều có các kế hoạch phát triển nhà ở từng giai đoạn nhưng hiện nay trong các kế hoạch phát triển nhà ở chưa đề cập rõ về phân khúc nhà ở xã hội.

Cần cơ chế riêng cho gói tín dụng 110.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội
Cần cơ chế riêng cho gói tín dụng 110.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

VOV.VN - Mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội. Đây là gói tín dụng tiếp nối gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện giai đoạn 2013 – 2016. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp ở TP.HCM kỳ vọng gói tín dụng mới sẽ thúc đẩy lĩnh vực nhà ở xã hội vốn đang trầm lắng thời gian gần đây.

Cần cơ chế riêng cho gói tín dụng 110.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Cần cơ chế riêng cho gói tín dụng 110.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

VOV.VN - Mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội. Đây là gói tín dụng tiếp nối gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện giai đoạn 2013 – 2016. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp ở TP.HCM kỳ vọng gói tín dụng mới sẽ thúc đẩy lĩnh vực nhà ở xã hội vốn đang trầm lắng thời gian gần đây.

Chung cư thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội tiếp tục được “săn tìm” trong năm 2023
Chung cư thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội tiếp tục được “săn tìm” trong năm 2023

VOV.VN - Khan hiếm nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội diễn ra ở nhiều đô thị lớn trên cả nước. Tại Hà Nội và TP.HCM, căn hộ với mức giá dưới 25 -30 triệu đồng/m2 gần như "tuyệt chủng".

Chung cư thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội tiếp tục được “săn tìm” trong năm 2023

Chung cư thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội tiếp tục được “săn tìm” trong năm 2023

VOV.VN - Khan hiếm nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội diễn ra ở nhiều đô thị lớn trên cả nước. Tại Hà Nội và TP.HCM, căn hộ với mức giá dưới 25 -30 triệu đồng/m2 gần như "tuyệt chủng".