Logistics vận tải thủy nội địa và ven biển đang gặp khó khăn

VOV.VN - Mặc dù nước ta có mật độ sông kênh vào loại cao nhất thế giới, nhưng sản lượng vận tải hàng hóa của đường thủy chỉ đạt 20% vận chuyển hàng hóa và 20,6% về luân chuyển hàng hóa của toàn ngành giao thông.

Nguyên do chính là đầu tư từ nhà nước cho lĩnh vực này còn quá ít ỏi, trong khi đó phát triển mạng lưới cảng, bến thủy nội địa còn tự phát, manh mún.

Ông Đinh Xuân Khánh, Giám đốc Công ty cổ phần vận tải thủy Tân Cảng cho rằng, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này vẫn còn nhiều cơ hội. Tới nay Công ty đã đầu tư 120 phương tiện, chuyên chở hàng hóa chuỗi logistics trọn khâu cho khách hàng (nhất là khu vực TP.HCM và Vũng Tàu) và đang mở rộng ra phía Bắc.

Theo ông Khánh, muốn doanh nghiệp phát triển, thì kinh nghiệm quý là chỉ đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi và nhà nước cần sớm tháo gỡ khó khăn về luồng tuyến và thủ tục thông quan.

"Đầu tư bến thủy và phương tiện tổng mức rất lớn, do vậy, chúng tôi chọn vận chuyển chuỗi logistics trọng tâm các tuyến TP.HCM, Vũng Tàu. Tới nay đã đầu tư nhiều phương tiện và tiếp tục gia tăng. Tới đây, tại các cảng Quế Võ, cần tháo gỡ về các thủ tục thông quan, khơi thông luồng tuyến. Chúng tôi mở rộng đầu tư vì nguồn hàng tại Bắc Ninh, Bắc Giang rất lớn, nơi mà giá trị xuất- nhập khẩu của địa phương này, từ các cụm-khu công nghiệp hàng năm của các doanh nghiệp lên tới nhiều tỷ đô" - ông Khánh chia sẻ.

Hai vướng mắc lớn nhất các doanh nghiệp chỉ ra cần sớm tháo gỡ đó là kết nối vận tải thủy với các phương thức khác, nhất là đường bộ và cảng biển chưa thuận lợi. Tiếp đó là việc thu phí sử dụng công trình, dịch vụ công cộng hiện nay còn cao, chưa đúng đối tượng, gây khó cho phương tiện thủy và các doanh nghiệp vận tải thủy, cần sớm điều chỉnh.

Để phát triển, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics vận tải thủy và ven biển rất cần được hỗ trợ về các cơ chế hợp tác để kết nối các doanh nghiệp trong nước với chuỗi dịch vụ logistics toàn cầu, khai thác lợi thế địa lý, để nâng sản lượng vận tải thủy vào năm 2025 gấp đôi so với hiện nay.

Ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục đường thủy nội địa, cho biết, tới đây, khi Quy hoạch tổng thể lĩnh vực vận tải thủy được ban hành, sẽ có cơ sở để thu hút được nhiều nhà đầu tư theo hướng “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.

"Khi hoạch định được luồng tuyến, sẽ thu hút nhà đầu tư vào. Nhà đầu tư căn cứ vào lưu lượng, các địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển thì sẽ thu hút doanh nghiệp. Nguyên tắc là đầu tư công đầu tư quy hoạch, hạ tầng luồng tuyến; đầu tư tư đầu tư cảng bến. Còn chính quyền địa phương dành quỹ đất để phát triển cảng, bến" - ông Thu nêu rõ.

Trước những thực trạng đó, Bộ trưởng Bộ GTVT cam kết, trước tiên, Bộ sẽ đề xuất cơ chế đặc biệt để phát triển đội tàu pha sông biển, thu hút các nhà đầu tư. Các Cục Hàng hải, Đường thủy nội địa và Đăng kiểm tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp để có những đề xuất sửa đổi quy định về phương tiện vận tải ven biển phù hợp thực tiễn, phát huy hiệu quả lợi thế vận tải thủy nội địa và ven biển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phục hồi chuỗi cung ứng bằng công nghệ Logistics đột phá
Phục hồi chuỗi cung ứng bằng công nghệ Logistics đột phá

VOV.VN - Để giải quyết những khó khăn của lĩnh vực Logistics trong thời gian tới, các chuyên gia nhấn mạnh, phải ứng dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ vận tải, giải pháp giúp kết nối các bên như chủ hàng, chủ xe, lái xe, các nhà phân phối ...

Phục hồi chuỗi cung ứng bằng công nghệ Logistics đột phá

Phục hồi chuỗi cung ứng bằng công nghệ Logistics đột phá

VOV.VN - Để giải quyết những khó khăn của lĩnh vực Logistics trong thời gian tới, các chuyên gia nhấn mạnh, phải ứng dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ vận tải, giải pháp giúp kết nối các bên như chủ hàng, chủ xe, lái xe, các nhà phân phối ...

Thiếu và yếu nhân lực, logistics Việt Nam khó bứt phá
Thiếu và yếu nhân lực, logistics Việt Nam khó bứt phá

VOV.VN - Nhân lực ngành logistics Việt Nam đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, khi chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của thị trường với chất lượng không cao.

Thiếu và yếu nhân lực, logistics Việt Nam khó bứt phá

Thiếu và yếu nhân lực, logistics Việt Nam khó bứt phá

VOV.VN - Nhân lực ngành logistics Việt Nam đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, khi chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của thị trường với chất lượng không cao.

Liên kết logistics - thương mại điện tử: Gỡ khó cho DN thời dịch Covid 19
Liên kết logistics - thương mại điện tử: Gỡ khó cho DN thời dịch Covid 19

VOV.VN - Logistics đang dần chuyển dịch khi có đến trên 50% hợp đồng phục vụ cho thị phần tiêu thụ nội địa, đi theo sự tăng trưởng đột biến của thương mại điện tử.

Liên kết logistics - thương mại điện tử: Gỡ khó cho DN thời dịch Covid 19

Liên kết logistics - thương mại điện tử: Gỡ khó cho DN thời dịch Covid 19

VOV.VN - Logistics đang dần chuyển dịch khi có đến trên 50% hợp đồng phục vụ cho thị phần tiêu thụ nội địa, đi theo sự tăng trưởng đột biến của thương mại điện tử.

Khơi thông hoạt động logistics: Giải pháp sống còn để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng
Khơi thông hoạt động logistics: Giải pháp sống còn để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng

VOV.VN - Các quy định phòng, chống dịch bệnh không đồng nhất giữa các địa phương, mỗi nơi thực hiện mỗi kiểu đang gây áp lực rất lớn cho ngành vận tải hàng hóa, cũng như gây khó khăn cho các doanh nghiệp chuỗi cung ứng, logistics.

Khơi thông hoạt động logistics: Giải pháp sống còn để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng

Khơi thông hoạt động logistics: Giải pháp sống còn để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng

VOV.VN - Các quy định phòng, chống dịch bệnh không đồng nhất giữa các địa phương, mỗi nơi thực hiện mỗi kiểu đang gây áp lực rất lớn cho ngành vận tải hàng hóa, cũng như gây khó khăn cho các doanh nghiệp chuỗi cung ứng, logistics.