Long An tháo “nút thắt” giao thông để thu hút đầu tư

VOV.VN - Xác định giao thông phải đi trước một bước, tỉnh Long An chú trọng nâng cao hiệu quả giao thương liên kết trong tỉnh, liên kết vùng bằng việc đầu tư một loạt trục giao thông, giúp kinh tế Long An sớm cất cánh, tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hạ tầng liên kết đồng bộ trong lẫn ngoài

Trước đây, 4 huyện trọng điểm công nghiệp của Long An là: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc thu hút đầu tư không hiệu quả vì hệ thống giao thông nhỏ hẹp thiếu sự kết nối. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư dù thấy Long An nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn e ngại do hệ thống giao thông không đồng bộ gây tốn kém chi phí vận chuyển và các chi phí logistics.

Trong 3 năm trở lại đây, Long An tăng tốc triển khai và hoàn thiện hàng loạt dự án giao thông kết nối các khu công nghiệp và cụm cảng quốc tế như: ĐT 830 kết nối huyện Đức Hòa đến cảng Quốc tế Long An; ĐT 818 nối huyện biên giới Đức Huệ với huyện vùng hạ Tân Trụ... góp phần rất lớn trong thu hút nguồn lực, nâng tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp và hình thành nhiều tuyến dân cư, khu đô thị mới khang trang hiện đại. Nhờ hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông dần hoàn thiện đã phát huy tối đa tiềm năng địa phương, nhất là ý tưởng tàu bus container mà Long An đang triển khai.

Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group, đơn vị Quản lý Cảng quốc tế Long An cho rằng: “Nếu chúng ta làm tốt hạ tầng giao thông thì tôi tin tưởng sẽ có nhiều nhà đầu tư về đầu tư nhiều hơn. Bởi vì chi phí vận chuyển không cao thì đủ sức cạnh tranh hàng hóa với các nước để chúng ta hội nhập một cách hợp lý hơn. Sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ nếu có sự phối hợp đồng bộ thì tôi tin rằng kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ vực dậy theo kịp với các tỉnh thành bạn”.

Ngoài kết nối trong nội tỉnh, đầu năm 2022, Long An chuẩn bị triển khai một loạt dự án kết nối với TP.HCM, Tiền Giang, Đồng Tháp…. Tiến độ dự án vành đai 3, 4 kết nối với TP.HCM và tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (Đồng Nai) và tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành (Bình Phước) – đến huyện Đức Hòa cũng đang được tập trung phối hợp để sớm thông tuyến. Sự hình thành nhiều tuyến đường kết nối không chỉ tạo thuận tiện cho lưu thông mà còn kéo theo sự phát triển đô thị, hình thành các khu dân cư tập trung, làm tiền đề phát triển đô thị trong tương lai.

 “Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành thì Bộ giao thông- Vận tải cũng đang triển khai còn tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành (Bình Phước) - Đức Hòa thì đã đưa vào kế hoạch trung hạn năm 2021 - 2025, được giải phóng một lần quy mô 6 làn xe cao tốc với tổng vốn hơn 3.400 tỷ. Trong giai đoạn này, nếu tập trung hoàn thiện được những dự án trên thì sẽ tạo được hệ thống giao thông cơ bản đồng bộ. Đảm bảo được cho sự phát triển kinh tế và tính liên kết vùng” - ông Trần Thiện Trúc, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An cho biết thêm.

Hạ tầng giao thông thay đổi mỗi ngày

Hạ tầng giao thông kết nối giữa Long An với TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh đã và đang hoàn thiện mở ra nhiều triển vọng cho địa phương, xóa thế độc đạo cù lao sông nước, liên kết chặt chẽ với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến giao thông kết nối liên vùng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao thông vận tải ngày càng cao, giúp giao thương phát triển.

Theo UBND tỉnh Long An, với hơn 226 dự án bất động sản nhà xưởng, kho bãi cho thuê, trong đó có 84 dự án FDI với tổng vốn hơn 1 tỷ USD và 142 dự án trong nước với tổng vốn gần 20.000 tỷ đồng, cho thấy địa phương tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư trong nước và tập đoàn lớn quốc tế. Cùng với việc xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, có tính kết nối vùng và khu vực, Long An mong muốn được khẳng định vai trò và có sự đóng góp thiết thực đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

“Khi muốn phát triển kinh tế thì chúng tôi cần sự hỗ trợ rất nhiều từ các tỉnh TP.HCM, Đồng Nai, kể cả tỉnh Bình Dương, Đồng Tháp để làm sao khi phát triển kinh tế Long An. Về lâu dài là chúng tôi cùng với TP.HCM, Đồng Nai,  Bình Dương tạo ra sự liên kết để làm sao giao thương thật hài hòa thì kinh tế của Long An mới phát triển ổn định” - ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An nói.

Với quyết tâm đưa hạ tầng giao thông thay đổi mỗi ngày từ nay đến năm 2025, tỉnh Long An nâng cấp nhiều tuyến đường khác. Qua đó, góp phần giúp tỉnh này hiện thực hóa khát vọng trở thành địa phương năng động, hấp dẫn với các nhà đầu tư, là một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh phát triển khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư tại Diễn đàn MDEC - Vĩnh Long
Sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư tại Diễn đàn MDEC - Vĩnh Long

VOV.VN - Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL - Vĩnh Long 2013 (MDEC - Vĩnh Long 2013) sẽ diễn ra vào ngày 25 – 26/11 tới.

Sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư tại Diễn đàn MDEC - Vĩnh Long

Sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư tại Diễn đàn MDEC - Vĩnh Long

VOV.VN - Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL - Vĩnh Long 2013 (MDEC - Vĩnh Long 2013) sẽ diễn ra vào ngày 25 – 26/11 tới.

Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc

VOV.VN - Với chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạo dựng hình ảnh về một vùng đất giàu tiềm năng và hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.      

Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc

Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc

VOV.VN - Với chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạo dựng hình ảnh về một vùng đất giàu tiềm năng và hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.      

Việt Nam tiếp tục là môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài
Việt Nam tiếp tục là môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài

VOV.VN - “Hơn 26 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng của năm 2021, mặc dù Việt Nam ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 và dự báo con số này tiếp tục tăng vào cuối năm nay” -  Đây là thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Việt Nam tiếp tục là môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục là môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài

VOV.VN - “Hơn 26 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng của năm 2021, mặc dù Việt Nam ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 và dự báo con số này tiếp tục tăng vào cuối năm nay” -  Đây là thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.