Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có những điểm mới về giao dịch xuyên biên giới

VOV.VN - Sáng 22/6, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,74% tổng số đại biểu).

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã bổ sung quy định về sử dụng, công nhận chữ ký điện tử nước ngoài. Quy định này sẽ giảm chi phí giao dịch xuyên biên giới cho tổ chức, cá nhân; thúc đẩy hoạt động giao dịch điện tử xuyên biên giới.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) cũng đã bổ sung quy định về cơ sở dữ liệu, việc chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước. Nếu quy định trên triển khai thành công, việc thực hiện thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp sẽ đơn giản hơn nhiều. Cụ thể, người dân không cần phải mang chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế hay bằng lái xe đi thực hiện thủ tục hành chính nữa, mà tất cả có thể tích hợp trên cùng một tấm thẻ hoặc tích hợp trên điện thoại.

Để thống nhất với phạm vi điều chỉnh, các quy định về công chứng, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự, lưu trữ điện tử tại các điều 9, 13 và 19 của dự thảo Luật chỉ dẫn chiếu mà không quy định cụ thể để tránh chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống pháp luật. Do đó, UBTVQH xin giữ nội dung này như dự thảo Luật và không bổ sung quy định chuyển tiếp liên quan đến công chứng, chứng thực tại Điều 53.

Về chữ ký điện tử, có ý kiến đề nghị bổ sung các loại hình chữ ký điện tử khác ngoài chữ ký số đáp ứng đủ các điều kiện để bảo đảm chữ ký an toàn, giá trị pháp lý.

Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, theo khoản 11 Điều 3 của dự thảo Luật, chữ ký điện tử được sử dụng để xác nhận chủ thể ký và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông tin trong thông điệp dữ liệu được ký và phải được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu thì lúc đó mới được coi là chữ ký điện tử.

Hiện nay, các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử như chữ ký scan, chữ ký hình ảnh, mật khẩu sử dụng một lần (OTP), tin nhắn (SMS),… không phải là chữ ký điện tử.

Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn triển khai nghiệp vụ trong ngành ngân hàng, hải quan,… và nhằm thúc đẩy GDĐT, khoản 4 Điều 22 của dự thảo Luật đã quy định việc sử dụng các hình thức xác nhận này được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.

Về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể, chi tiết hơn dịch vụ lưu trữ và xác nhận tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu để tránh trùng lặp chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (về chứng thực).

Theo UBTVQH, dịch vụ lưu trữ và xác nhận tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 32 là việc bảo đảm thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ mà không bị chỉnh sửa, xoá trên môi trường điện tử. Trong khi đó pháp luật về chứng thực, công chứng hiện hành quy định các hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký trong giấy tờ; chứng thực hợp đồng; công chứng, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng trên môi trường thực.

Do đó, hai loại dịch vụ này là khác nhau và quy định trong dự thảo Luật về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến nội dung này sẽ không chồng lấn chức năng, nhiệm vụ với Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động chứng thực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hồi đất đai dù bồi thường mức cao cũng khó thay thế được sự an cư
Thu hồi đất đai dù bồi thường mức cao cũng khó thay thế được sự an cư

VOV.VN - Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, cần hạn chế tối đa các trường hợp thu hồi đất, vì dù có bồi thường mức cao cũng không thay thế được sự an cư.

Thu hồi đất đai dù bồi thường mức cao cũng khó thay thế được sự an cư

Thu hồi đất đai dù bồi thường mức cao cũng khó thay thế được sự an cư

VOV.VN - Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, cần hạn chế tối đa các trường hợp thu hồi đất, vì dù có bồi thường mức cao cũng không thay thế được sự an cư.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Bảng giá đất đầu tiên dự kiến có trong năm 2025
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Bảng giá đất đầu tiên dự kiến có trong năm 2025

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết bảng giá đất đầu tiên và dự kiến xong trước ngày 31/12/2025. Sau đó, hàng năm sẽ cập nhật thay đổi dựa theo bảng giá này.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Bảng giá đất đầu tiên dự kiến có trong năm 2025

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Bảng giá đất đầu tiên dự kiến có trong năm 2025

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết bảng giá đất đầu tiên và dự kiến xong trước ngày 31/12/2025. Sau đó, hàng năm sẽ cập nhật thay đổi dựa theo bảng giá này.

Người dân khu vực quy hoạch “treo”, đi không được, ở cũng không xong
Người dân khu vực quy hoạch “treo”, đi không được, ở cũng không xong

VOV.VN - Người dân chỉ mong muốn Nhà nước xác định rõ quy hoạch đất đai, cụ thể là bao lâu, quyền lợi của họ như thế nào trong khu vực quy hoạch.

Người dân khu vực quy hoạch “treo”, đi không được, ở cũng không xong

Người dân khu vực quy hoạch “treo”, đi không được, ở cũng không xong

VOV.VN - Người dân chỉ mong muốn Nhà nước xác định rõ quy hoạch đất đai, cụ thể là bao lâu, quyền lợi của họ như thế nào trong khu vực quy hoạch.

Xác định giá đất tiệm cận với thị trường còn rất “mơ hồ”
Xác định giá đất tiệm cận với thị trường còn rất “mơ hồ”

VOV.VN - Việc định giá đất trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn còn định tính, không tách bạch được giá đất theo loại đất khiến nguồn lực đất đai nhiều nơi bị lãng phí, thất thoát và chưa thể đảm bảo hài hòa lợi ích.

Xác định giá đất tiệm cận với thị trường còn rất “mơ hồ”

Xác định giá đất tiệm cận với thị trường còn rất “mơ hồ”

VOV.VN - Việc định giá đất trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn còn định tính, không tách bạch được giá đất theo loại đất khiến nguồn lực đất đai nhiều nơi bị lãng phí, thất thoát và chưa thể đảm bảo hài hòa lợi ích.

Luật Đất đai phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô
Luật Đất đai phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô

VOV.VN - Chênh lệch địa tô được hình thành từ việc chuyển mục đích sử dụng đất. Đất nông nghiệp được mua gom, đền bù với giá rẻ rồi chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ có giá cao gấp chục lần. Điều này tiềm ẩn nhiều bất công trong xã hội.

Luật Đất đai phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô

Luật Đất đai phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô

VOV.VN - Chênh lệch địa tô được hình thành từ việc chuyển mục đích sử dụng đất. Đất nông nghiệp được mua gom, đền bù với giá rẻ rồi chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ có giá cao gấp chục lần. Điều này tiềm ẩn nhiều bất công trong xã hội.

Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

VOV.VN - Chiều 20/6, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,72% tổng số đại biểu).

Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

VOV.VN - Chiều 20/6, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,72% tổng số đại biểu).