Mạng xã hội được tận dụng triệt để trong "hành trình" mua sắm online

VOV.VN - Người mua sắm trên các trang mạng xã hội không chỉ đọc thông tin và quyết định mua ngay, phần lớn họ sẽ sử dụng mạng xã hội trong mọi giai đoạn của hành trình mua sản phẩm.

“Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng. Người mua sắm trên các trang mạng xã hội không chỉ đọc thông tin và nhấp vào nút “mua ngay” hiển thị trên quảng cáo, phần lớn họ đang sử dụng mạng xã hội trong mọi giai đoạn của hành trình mua hàng”.

Đây là nhận định được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ chuyển đổi số và thương mại điện tử đưa ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến - VOMF 2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức ngày 20/10 tại Hà Nội.

Với 4 phiên thảo luận, nhiều chuyên gia, diễn giả và đại diện DN đã chia sẻ những kinh nghiệm, cùng nhau cập nhật những xu hướng mới nhất, những biến động, những đổi mới của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian vừa qua. Đồng thời định hướng các giải pháp và cơ hội hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, góp phần mở rộng thị trường, nâng cao thị phần của các DN trong nước.

Tại phiên thảo luận với chủ đề “Shoppertainment: Xu hướng thương mại giải trí”, ông Châu Triệu Tâm, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Công ty CP Công nghệ Sapo chi nhánh TP.HCM chia sẻ, sự phát triển của mô hình mua sắm giải trí cũng đặt các nhà bán hàng vào một cuộc cạnh tranh mới. “Để nắm bắt được cơ hội, các nhà bán hàng nên sớm bắt kịp với việc xây dựng một trải nghiệm khách hàng liền mạch, kết nối đa kênh để thu hút các khách hàng quan tâm đến dịch vụ, chốt giao dịch và tăng doanh thu thay vì các hoạt động giải trí đơn thuần”, ông Tâm khuyến cáo.

Thời gian qua, các doanh nghiệp đang bắt đầu coi mạng xã hội là một kênh dịch vụ khách hàng quan trọng, khi đại bộ phận đồng ý rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng xã hội đã gia tăng giá trị cho DN. Xu hướng mua sắm nổi lên trong thời gian gần đây chính là Shoppertainment (mua sắm online kết hợp giải trí) tạo cảm giác cho người mua online như đang mua ở chợ hay cửa hàng truyền thống.

Chia sẻ về xu hướng này, ông Nguyễn Tiến Huy, CEO DigiPencel cho biết, hình thức mua sắm Shoppertainment đang tận dụng tốt tính năng của mạng xã hội khi cùng lúc đáp ứng được nhiều nhu cầu giải trí cơ bản, đó chính là giao tiếp, bàn luận và mặc cả hàng hóa. Mô hình này thể hiện được cái chất, cái duyên của người bán hàng giúp thu hút được khách hàng chú ý đến sản phẩm và tiến hành đặt mua.

“Shoppertainment đáp ứng nhu cầu trò chuyện thể hiện ở tần suất xuất hiện thương hiệu và sản phẩm, cùng với đó là lượng comment phong phú, đa chiều khiến người tiêu dùng có cảm giác bị kích thích muốn tham gia tìm hiểu sản phẩm. Đối với nhu cầu mặc cả, người bán hàng sẽ phải tạo ra được nhiều đơn hàng giảm giá mới song vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm”, ông Huy cho biết.

Giám đốc tăng trưởng Công ty CP Công nghệ Sapo - bà Lê Dung chia sẻ, định hướng của Sapo là cung cấp nền tảng với cốt lõi là quản lý quá trình vận hành, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng trực tuyến Việt Nam đang ngày càng phát triển, với 52 triệu người tiêu dùng thường xuyên, 73% trong số đó sử dụng đa kênh để mua hàng, tạo ra động lực cho các nhà kinh doanh GO Online phát triển bán lẻ trực tuyến và bán hàng đa kênh.

Tuy nhiên theo bà Dung, các nhà bán hàng gặp khá nhiều khó khăn như nguồn nhân lực không đáp ứng được về kỹ năng, kiến thức sử dụng công nghệ; quy trình vận hành rời rạc; không đánh giá được hiệu quả kênh bán; thiếu dữ liệu để chăm sóc khách hàng sau bán. Do đó, nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh chính là công cụ hiện đại và tiện lợi và dễ sử dụng dành cho các nhà bán hàng trong thời đại kinh tế số.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, qua 2 năm dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Sự dịch chuyển mua sắm lên trực tuyến tăng nhanh gấp 3 lần so với trước đó, khiến các DN bắt buộc phải thay đổi để nhanh chóng tiếp cận nhóm khách hàng đã thay đổi hành vi này.

“Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2022 với chủ để “Social Marketing” nhằm mang đến cho cộng đồng những cập nhật mới về xu hướng tiếp thị trực tuyến. Với các thảo luận tập trung vào những chủ đề như sự dịch chuyển thói quen mua sắm online, xu hướng hành vi người tiêu dùng cũng như những xu hướng marketing nổi bật trong năm 2022… đã giúp các DN thấu hiểu tường tận về phương hướng tiếp thị hiệu quả thông qua mạng xã hội trong thời gian tới, từ đó nhanh chóng chuyển mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”, ông Dũng cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tương lai ngành bán lẻ: Kết hợp giữa mua sắm tại cửa hàng và online
Tương lai ngành bán lẻ: Kết hợp giữa mua sắm tại cửa hàng và online

VOV.VN - Nhiều chuyên gia dự báo, trong tương lai ngành bán lẻ sẽ thuộc về mô hình mua sắm kết hợp giữa mua sắm tại cửa hàng và mua sắm online thông qua thương mại điện tử.

Tương lai ngành bán lẻ: Kết hợp giữa mua sắm tại cửa hàng và online

Tương lai ngành bán lẻ: Kết hợp giữa mua sắm tại cửa hàng và online

VOV.VN - Nhiều chuyên gia dự báo, trong tương lai ngành bán lẻ sẽ thuộc về mô hình mua sắm kết hợp giữa mua sắm tại cửa hàng và mua sắm online thông qua thương mại điện tử.

Người mua sắm online quan tâm nhiều hơn đến hàng chính hãng
Người mua sắm online quan tâm nhiều hơn đến hàng chính hãng

VOV.VN - Tổng lượng đơn hàng tăng nhanh giúp doanh thu trên hệ thống gian hàng chính hãng và số lượng khách mua tăng mạnh.

Người mua sắm online quan tâm nhiều hơn đến hàng chính hãng

Người mua sắm online quan tâm nhiều hơn đến hàng chính hãng

VOV.VN - Tổng lượng đơn hàng tăng nhanh giúp doanh thu trên hệ thống gian hàng chính hãng và số lượng khách mua tăng mạnh.

Mua sắm online “lên ngôi” thời dịch bệnh Covid-19
Mua sắm online “lên ngôi” thời dịch bệnh Covid-19

VOV.VN - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều dịch vụ mua sắm trực tuyến đã có sự tăng trưởng mạnh.

Mua sắm online “lên ngôi” thời dịch bệnh Covid-19

Mua sắm online “lên ngôi” thời dịch bệnh Covid-19

VOV.VN - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều dịch vụ mua sắm trực tuyến đã có sự tăng trưởng mạnh.