Việt Nam tái khẳng định chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị

VOV.VN - Phiên họp thường niên của Ủy ban Giải trừ quân bị Liên hợp quốc (UNDC) đang diễn ra tại New York, Hoa Kỳ và dự kiến kéo dài đến ngày 22/4. Phiên họp lần này tập trung thảo luận về hai nội dung chính là vũ khí hạt nhân và vấn đề khoảng không vũ trụ dưới khía cạnh giải trừ quân bị.

Phát biểu mở đầu Phiên họp, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề giải trừ quân bị Nakamitsu Izumi nhấn mạnh các mối đe dọa của vũ khí hạt nhân ở khía cạnh nhân đạo và môi trường, khẳng định không có gì có thể biện minh cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Bên cạnh đó, Phó Tổng Thư ký nêu ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ, vì vậy, các nước cần thảo luận xây dựng các chuẩn mực trong lĩnh vực này.

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Phương Trà, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ tất cả các nỗ lực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời, thông tin về việc Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 2 Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân (TPNW) sau khi Hiệp ước chính thức có hiệu lực. Bên cạnh đó, Đại sứ cũng khẳng định quyền của các nước về nghiên cứu, phát triển, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Đối với việc sử dụng khoảng không vũ trụ, Đại sứ hoan nghênh việc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết thành lập Nhóm công tác mở để thảo luận về các mối đe dọa của các hoạt động tiến hành trong khoảng không vũ trụ, từ đó, đưa ra các khuyến nghị về các chuẩn mực, quy tắc và nguyên tắc về hành vi có trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng khoảng không vũ trụ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam tham dự phiên thảo luận chung của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế
Việt Nam tham dự phiên thảo luận chung của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế

VOV.VN - Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc hôm qua đã tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận chung thường niên của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá họp lần thứ 76.

Việt Nam tham dự phiên thảo luận chung của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế

Việt Nam tham dự phiên thảo luận chung của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế

VOV.VN - Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc hôm qua đã tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận chung thường niên của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá họp lần thứ 76.

Việt Nam thay mặt ASEAN phát biểu tại Uỷ ban Giải trừ quân bị của Đại hội đồng LHQ
Việt Nam thay mặt ASEAN phát biểu tại Uỷ ban Giải trừ quân bị của Đại hội đồng LHQ

VOV.VN - Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 09/10 đã khai mạc và tiến hành Phiên thảo luận chung thường niên.

Việt Nam thay mặt ASEAN phát biểu tại Uỷ ban Giải trừ quân bị của Đại hội đồng LHQ

Việt Nam thay mặt ASEAN phát biểu tại Uỷ ban Giải trừ quân bị của Đại hội đồng LHQ

VOV.VN - Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 09/10 đã khai mạc và tiến hành Phiên thảo luận chung thường niên.

Đặc phái viên Nga tại Liên Hợp Quốc kêu gọi Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu
Đặc phái viên Nga tại Liên Hợp Quốc kêu gọi Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu

VOV.VN - Đại diện thường trực của Nga tại cơ quan Liên Hợp Quốc ở Geneva, Gennady Gatilov, hôm 1/3 nói với hãng truyền thông Al-Mayadeen của Lebanon rằng "bây giờ là lúc để loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi Tây Âu, Đông Âu, và mọi nơi khác".

Đặc phái viên Nga tại Liên Hợp Quốc kêu gọi Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu

Đặc phái viên Nga tại Liên Hợp Quốc kêu gọi Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu

VOV.VN - Đại diện thường trực của Nga tại cơ quan Liên Hợp Quốc ở Geneva, Gennady Gatilov, hôm 1/3 nói với hãng truyền thông Al-Mayadeen của Lebanon rằng "bây giờ là lúc để loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi Tây Âu, Đông Âu, và mọi nơi khác".