Thể chế minh bạch mới tạo được niềm tin

VOV.VN - Ủy viên Uỷ ban Kinh tế, ĐBQH TP.Hồ Chí Minh Trần Hoàng Ngân chia sẻ về những vấn đề của hệ thống ngân hàng hiện nay.

Không phải sở hữu chéo nào cũng tiêu cực

** Nhiều ý kiến cho rằng, nợ xấu liên quan đến sở hữu chéo, lợi ích nhóm. Nhưng thời gian qua, xử lý vấn đề này lại không có nhiều tiến triển, thưa ông?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Thực ra, vừa qua đã xử lý đưc rất nhiều sở hữu chéo chứ không phải không xử lý. Có nhiều ngân hàng đã được hợp nhất, sáp nhập. Nhưng phải nói rằng, xử lý sở hữu chéo không phải là vấn đề đơn giản vì không phải chéo đơn thuần mà thắt lại với nhau, thậm chí còn thắt đúng luật.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Ảnh: Quang Trung)
Ở đây, chúng ta phải xác định, không phải lúc nào sở hữu chéo cũng tiêu cực. Ví như ngân hàng nước ngoài mua cổ phần ngân hàng Việt Nam, đó chính là sở hữu chéo. Đây là những sở hữu chéo bình thường. Còn những sở hữu chéo làm cho vốn điều lệ của ngân hàng nở phồng lên nhưng lại không phải là vốn thực thì đó là tiêu cực, hay là những khoản cho vay qua lại với nhau để che giấu khoản nợ thực.

Hiện, Ngân hàng Nhà nước đã biết những cặp sở hữu chéo, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã biết nên sẽ xử lý những gì mình cần xử lý, có nghĩa chỉ xử lý những sở hữu chéo có tính tiêu cực. Và trong thời gian tới, chúng ta vẫn phải hoàn thiện thể chế để xử lý những cái thắt trong sở hữu chéo, những lũng đoạn trong sở hữu chéo.

** Vậy theo ông, luật cần phải quy định như thế nào để có thể quản lý được sở hữu chéo, tránh tình trạng lũng đoạn hệ thống ngân hàng?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Chỉ khi thể chế minh bạch thì những người tham gia mới tin tưởng được. Cho nên, luật phải rõ để có thể thanh tra, kiểm tra được cái nào vi phạm, cái nào không, phải kiểm tra được nhóm cổ đông, phải đảm bảo được tính minh bạch.

Hiện nay, chúng ta đang cụ thể hóa Luật các Tổ chức tín dụng, trong đó có vấn đề quản lý các cổ đông, niêm yết trên thị trường chứng khoán, minh bạch thông tin về các quan hệ cổ đông của ngân hàng và ngân hàng quản lý.

Thoái vốn nhưng không được thất thoát

** Cùng với tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, chúng ta cũng đang đặt ra bài toán phải đẩy mạnh tái cơ cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tôi đang lo nhất là tái cơ cấu ở các tập đoàn Nhà nước. Nếu mình nôn nóng cổ phần hóa bằng được số lượng doanh nghiệp đó có thể bị thất thoát vốn, trong khi mục tiêu tái cơ cấu là sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Như vậy, sử dụng hiệu quả vốn không nhất thiết phải cổ phần hóa, mà tổ chức quản trị, quản lý vốn tại Doanh nghiệp Nhà nước mới quan trọng, phải làm sao gắn trách nhiệm quản lý vốn nhà nước với hiệu quả sử dụng vốn, chống thất thoát, chống tham nhũng. Dĩ nhiên, cổ phần hóa là một trong những giải pháp đó.

Tuy nhiên, cổ phần hóa phải gắn với việc niêm yết trên sàn vì cổ phần hóa là phải định giá tài sản, như vậy đã có cơ sở để niêm yết rồi. Hơn nữa, sau khi cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán thì cổ phiếu có tính thanh khoản và người mua sẽ sẵn sàng mua với giá cao hơn. Khi mua với giá cao hơn thì Nhà nước sẽ thu về được số tiền tốt nhất.

** Dường như việc thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra khá chậm?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Đúng là chậm. Theo quy định của pháp luật, việc thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước phải tùy theo thị trường chứ không phải thoái cho bằng được. Có nghĩa, việc thoái vốn phải phải có thời gian, lộ trình, không thể muốn là được ngay. Nhưng quan trọng, phải minh bạch việc thoái vốn, không làm thất thoát vốn.

Điều này gắn với Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp này. Điều này rất quan trọng, nó quyết định vai trò của người đại diện vốn, vai trò kiểm soát, cơ quan quản lý, cơ quan đại diện vốn Nhà nước.

** Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ khoa làm thợ mộc còn kỹ sư chạy xe ôm, do đâu?
Thủ khoa làm thợ mộc còn kỹ sư chạy xe ôm, do đâu?

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng sự chưa nhịp nhàng về cung của đào tạo và cầu của thị trường cùng những bất cập của hệ thống đào tạo khiến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm.

Thủ khoa làm thợ mộc còn kỹ sư chạy xe ôm, do đâu?

Thủ khoa làm thợ mộc còn kỹ sư chạy xe ôm, do đâu?

VOV.VN -Đại biểu Quốc hội cho rằng sự chưa nhịp nhàng về cung của đào tạo và cầu của thị trường cùng những bất cập của hệ thống đào tạo khiến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm.

Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công
Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công

VOV.VN - Đại biểu Bùi Đức Thụ: Nếu không xử lý quyết liệt thì sự gia tăng nợ công và áp lực trả nợ đến hạn đối với NSNN là rất lớn.

Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công

Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công

VOV.VN - Đại biểu Bùi Đức Thụ: Nếu không xử lý quyết liệt thì sự gia tăng nợ công và áp lực trả nợ đến hạn đối với NSNN là rất lớn.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản trị ngân hàng
Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản trị ngân hàng

VOV.VN - Đối với đề án tái cơ cấu ngân hàng, chúng ta mới giải quyết được khâu bảo đảm an toàn, chất lượng hoạt động ngân hàng vẫn còn hạn chế

Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản trị ngân hàng

Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản trị ngân hàng

VOV.VN - Đối với đề án tái cơ cấu ngân hàng, chúng ta mới giải quyết được khâu bảo đảm an toàn, chất lượng hoạt động ngân hàng vẫn còn hạn chế

Tiết kiệm chi thường xuyên không khả thi
Tiết kiệm chi thường xuyên không khả thi

VOV.VN -Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách QH) Phùng Quốc Hiển: Nhiều năm qua, chi thường xuyên tăng phản ánh tình trạng vay về để ăn là chính

Tiết kiệm chi thường xuyên không khả thi

Tiết kiệm chi thường xuyên không khả thi

VOV.VN -Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách QH) Phùng Quốc Hiển: Nhiều năm qua, chi thường xuyên tăng phản ánh tình trạng vay về để ăn là chính