Một nhóm nhà đầu tư Thái Lan đã rút lượng tiền lớn khỏi chứng khoán Việt Nam

Điểm đáng lưu ý đối với dòng tiền ETF là mang đặc tính của nhà đầu tư cá nhân, do vậy việc rút/vào ròng sẽ có biến động khó đoán hơn như trong tháng 2, SSI Research ghi nhận một lượng lớn dòng vốn đã rút ra từ nhóm nhà đầu tư Thái Lan...

Dòng vốn ETF đã chính thức đảo chiều rút ròng vào cuối tháng 2, báo cáo dòng vốn vừa được SSI Research cập nhật cho thấy. Sau 3 tháng bùng nổ kể từ tháng 10/2022, dòng vốn ETF bắt đầu cho dấu hiệu chậm lại rõ rệt.

Đầu tiên là quỹ Fubon ngừng ghi nhận vào ròng vào kể từ đầu tháng 1 do chạm hạn mức quy định từ Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan (TWSE) và sau đó dòng vốn từ nhóm quỹ nội và nhóm quỹ ngoại từ Âu-Mỹ cũng lần lượt yếu dần trong tháng 2.

Đáng chú ý, các quỹ nội còn ghi nhận dòng tiền rút ra trong tuần cuối tháng. Tính riêng trong tháng 2, chỉ có duy nhất quỹ DB FTSE vẫn ghi nhận dòng tiền tích cực (+438 tỷ đồng).

Một số quỹ vẫn ghi nhận dòng tiền dương nhưng giảm đáng kể như VanEck (+87 tỷ), VNDiamond (+17 tỷ), VFM VN30 (+6 tỷ), trong khi các quỹ KIM VN30 và SSIAM VNX50 bị rút nhẹ trong tháng 2.

Như vậy, tổng dòng vốn ETF vào Việt Nam trong tháng 2 chỉ đạt 500 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với 4 tháng trước đó. Tính từ đầu năm, tổng dòng vốn ETF đạt 4,753 tỷ đồng, với đóng góp chủ yếu từ VanEck (+2,092 tỷ đồng) và DB FTSE (+1,032 tỷ đồng).

Đối với các quỹ chủ động, quán tính dòng tiền vào ròng vẫn tiếp tục được duy trì. Tổng giá trị vào ròng trong tháng ghi nhận là 1.670 tỷ đồng, không có nhiều khác biệt so với tháng 1, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào nửa đầu tháng 2 và tốc độ giải ngân đã chậm lại rõ rệt về cuối tháng.

Về các nhóm quỹ, các nhóm quỹ từ khu vực Nhật Bản và Châu Âu chiếm áp đảo dòng tiền quỹ chủ động trong tháng 2.

Trên sàn, khối ngoại đảo chiều bán ròng nhẹ 263 tỷ đồng và tập trung vào nửa cuối tháng. Việc khối ngoại bán ròng trong tháng 2 trong khi dòng tiền từ các quỹ ETF và chủ động vào ròng cho thấy động thái tái cơ cấu lại danh mục của các quỹ và có thể là nâng tỷ trọng nắm giữ tiền mặt, trong bối cảnh các sự kiện liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp phức tạp hơn.

Trên thực tế, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng vào nửa cuối tháng 2 và tập trung vào nhóm Bất động sản. Các nhóm ngành mang tính chu kỳ như Tài chính-Ngân hàng và Nguyên vật liệu, tuy vẫn được mua ròng trong tháng nhưng có dấu hiệu bán ròng khá mạnh trong nửa cuối tháng; đây là các nhóm được mua ròng nhiều trong giai đoạn trước.

Như vậy, xu hướng dòng vốn trong tháng 2 vào thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phân hóa giữa nửa đầu tháng và nửa cuối tháng, khi rủi ro thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (và nguy cơ lan rộng ra hệ thống ngân hàng) xuất hiện.

Tuy nhiên, động thái gần đây của Chính phủ, bao gồm việc ban hành Nghị định 08/2023 sửa đổi Nghị định 65/2022 và Nghị định 153/2020 về phát hành TPDN riêng lẻ) sẽ là yếu tố giúp ổn định tâm lý và thu hút dòng tiền quay trở lại thị trường.

Một số yếu tố tích cực liên quan đến dòng vốn ETF trong tháng 3 là việc VanEck sẽ cơ cấu lại tỷ trọng danh mục sang 100% cổ phiếu Việt Nam, tương đương dòng vốn tăng 68 triệu USD hay việc Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan chấp thuận việc tăng hạn mức đầu tư cho quỹ Fubon ETF Việt Nam (ước tính dòng vốn tối đa vào ròng khoảng 4.500 tỷ đồng).

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý đối với dòng tiền ETF là mang đặc tính của nhà đầu tư cá nhân, do vậy việc rút/vào ròng sẽ có biến động khó đoán hơn như trong tháng 2, SSI Research ghi nhận một lượng lớn dòng vốn đã rút ra từ nhóm nhà đầu tư Thái Lan.

Đối với nhóm quỹ chủ động, định giá của thị trường vẫn là yếu tố thu hút nhóm quỹ đầu tư dài hạn và đây cũng là những quỹ có dòng tiền giải ngân khá mạnh trong thời gian qua. Dòng tiền từ nhóm quỹ chủ động vẫn là yếu tố hỗ trợ chính cho giao dịch mua ròng của khối ngoại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chứng khoán tuần 6/3 – 10/3: Xu hướng chính vẫn là giảm điểm
Chứng khoán tuần 6/3 – 10/3: Xu hướng chính vẫn là giảm điểm

VOV.VN - Với việc đóng cửa thấp hơn mốc 1.030 điểm cho thấy xu hướng giảm vẫn sẽ tiếp diễn. Điều tích cực nhất trong phiên cuối tuần qua là thanh khoản giảm đang thấp hơn mức bình quân 10 phiên và việc giảm điểm với thanh khoản thấp thường sẽ dẫn đến nhịp hồi phục kiểm tra lại ngưỡng vừa mất là vùng 1.030 điểm.

Chứng khoán tuần 6/3 – 10/3: Xu hướng chính vẫn là giảm điểm

Chứng khoán tuần 6/3 – 10/3: Xu hướng chính vẫn là giảm điểm

VOV.VN - Với việc đóng cửa thấp hơn mốc 1.030 điểm cho thấy xu hướng giảm vẫn sẽ tiếp diễn. Điều tích cực nhất trong phiên cuối tuần qua là thanh khoản giảm đang thấp hơn mức bình quân 10 phiên và việc giảm điểm với thanh khoản thấp thường sẽ dẫn đến nhịp hồi phục kiểm tra lại ngưỡng vừa mất là vùng 1.030 điểm.

Chứng khoán đỏ sàn, VN-Index lùi về sát 1.020 điểm
Chứng khoán đỏ sàn, VN-Index lùi về sát 1.020 điểm

VOV.VN - VN-Index giảm gần 13 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần với sắc đỏ lan rộng khắp thị trường, giá trị giao dịch cũng sụt giảm mạnh.

Chứng khoán đỏ sàn, VN-Index lùi về sát 1.020 điểm

Chứng khoán đỏ sàn, VN-Index lùi về sát 1.020 điểm

VOV.VN - VN-Index giảm gần 13 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần với sắc đỏ lan rộng khắp thị trường, giá trị giao dịch cũng sụt giảm mạnh.

Chứng khoán tháng 3 khó chạm lại được vùng đỉnh 1.085 – 1.125 điểm
Chứng khoán tháng 3 khó chạm lại được vùng đỉnh 1.085 – 1.125 điểm

VOV.VN - Chứng khoán tháng 3 vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và chỉ số sẽ khó chạm lại được vùng đỉnh 1.085 – 1.125 điểm trước đó. Nhà đầu tư hiện tại không nên mua mới và nên canh hạ tỷ trọng cổ phiếu ngắn hạn khi có nhịp hồi phục.

Chứng khoán tháng 3 khó chạm lại được vùng đỉnh 1.085 – 1.125 điểm

Chứng khoán tháng 3 khó chạm lại được vùng đỉnh 1.085 – 1.125 điểm

VOV.VN - Chứng khoán tháng 3 vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và chỉ số sẽ khó chạm lại được vùng đỉnh 1.085 – 1.125 điểm trước đó. Nhà đầu tư hiện tại không nên mua mới và nên canh hạ tỷ trọng cổ phiếu ngắn hạn khi có nhịp hồi phục.