Một số dự án yếu kém ngành Công Thương đang dần hồi sinh

VOV.VN - Với 5/7 dự án được loại ra khỏi "danh sách đen" 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả đến nay đã có bước chuyển biến tích cực, có dự án đã hoạt động trở lại và sản xuất kinh doanh có lợi nhuận.

Sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp (DN) chậm tiến độ kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Đề án 1468), ngày 4/11/2021, Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án trên thống nhất đưa 5 dự án ra khỏi "danh sách đen" 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả.

Đặc biệt từ năm 2021, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, có dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận. Tiêu biểu là nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sau 11 năm đóng băng đã tổ chức đốt lửa lần đầu tổ máy số 1 ngày 23/3 vừa qua, hướng tới mục tiêu hòa lưới điện vào ngày 30/4 và đốt than lần đầu tổ máy 1 vào ngày 16/6 tới đây.

Tại buổi Toạ đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 5/4, ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam cho biết, với 4 dự án trong diện yếu kém, năm 2021 dự án DAP Hải Phòng đã đủ điều kiện để đưa ra khỏi danh sách 12 dự án và hiện tại kinh doanh bền vững với các phương án bảo toàn bền vững vốn Nhà nước cũng như thực hiện các nghĩa vụ khác.

“Tập đoàn đã thực hiện ngay việc tiết giảm chi phí cũng như thực hiện hợp lý hóa quy trình sản xuất ở tất cả các khâu, đặc biệt là quy trình về con người cũng như những vướng mắc tại 1 trong 4 dự án. Số lượng đầu mối từ khi bước vào dự án là 32 thì đến thời điểm này còn 24 đầu mối. Đến năm 2021, dự án đạm Hà Bắc lần đầu tiên sau 5 năm đi vào vận hành và đã có lãi. Dự án đạm Ninh Bình và dự án DAP số 2 Lào Cai cũng đã cắt lỗ hàng nghìn tỷ”, ông Tú cho hay.

Làm rõ hơn về 5 dự án thua lỗ, ông Nguyễn Hùng Dũng, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho rằng, thực chất 5 dự án này không hoàn toàn của Tập đoàn, như dự án Bình Phước, PVN chỉ chiếm 29%, phía nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Tập đoàn nắm 35% còn 65% là các DN bên ngoài nắm nên việc tham gia chỉ đạo, điều hành hoặc có can thiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp này cực kỳ khó.

Đối với Dự án Nhiên liệu sinh học miền Trung khi triển khai giá dầu là 120-130USD/thùng, nhưng khi hoàn thành, do khủng hoảng năng lượng, giá dầu xuống và dự án không hiệu quả. “Tới thời điểm hiện nay, về cơ bản các hạng mục công việc, các vấn đề liên quan đến hợp đồng dã được xử lý và được PVN báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và Chính phủ đưa Dự án ra khỏi danh mục các dự án khó khăn, yếu kém để PVN chủ động đưa ra những quyết sách, cơ chế để xử lý dứt điểm tồn tại của dự án này”, ông Dũng cho biết.

Thông tin về hiện trạng Dự án Sơ sợi Đình Vũ, ông Dũng cho biết, đến thời điểm này cơ bản hợp đồng giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư đã được xử lý. PVN cũng đã tìm kiếm các đối tác để cùng xử lý các vấn đề tài chính bảo đảm nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Hiện nhà máy hoạt động cơ bản ổn định, các phân xưởng đưa vào vận hành toàn bộ dây chuyền và DN bắt đầu có lãi dù không lớn nhưng bù đắp được chi phí.

Riêng đối với Dự án đóng tàu Dung Quất, theo ông Dũng, PVN đã nỗ lực chỉ đạo làm việc và hỗ trợ đơn vị ký kết các hợp đồng, tổ chức triển khai hoàn thiện các hạng mục đầu tư dở dang. Tới thời điểm hiện nay, nhà máy đã đóng một số tàu siêu trường, siêu trọng, thực hiện một số hoạt động sửa chữa, đóng mới các phương tiện cho các chủ tàu trong và ngoài nước.

“Với phần tài sản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nếu chỉ tính riêng phần tài sản tham gia và sản xuất kinh doanh, Nhà máy đáu tàu Dung Quất hoàn toàn tự chủ về tài chính và có lãi, nhưng nếu tính toàn bộ chí phí đầu tư đang dở dang thì dự án đang lỗ. PVN hy vọng sẽ có chuyển biến tích cực trong thời gian tới khi tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, có cơ chế xử lý hạng mục công việc đang dở dang, tòa bộ dự án sẽ có những bước chuyển mình và có thể hoàn toàn tự chủ về tài chính”, ông Dũng thông tin.

Nêu ra những đề xuất nhằm giúp PVN xử lý dứt điểm toàn bộ 5 dự án, ông Dũng cho rằng, đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, những hạng mục công việc nào đã hoàn thành, đưa vào chuỗi sản xuất dây chuyền của nhà máy thì sẽ được tính toán khấu hao thể hiện trong báo cáo tài chính. Hạng mục nào đầu tư quá lớn sẽ phải chuyển giao hoặc xử lý về mặt tài chính mới có thể xử lý dứt điểm.

“Đối với Nhà máy Nhiên liệu Dung Quất, PVN đang có kế hoạch có thể bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao cho ngân hàng vì đây không phải là lĩnh vực chính của PVN. Các dự án Bình Phước, Nhiên liệu Sinh học Phú Thọ, PVN không có quyền hoặc không thể tham gia trong việc tái cơ cấu hoặc xử lý triệt để các dự án này”, ông Dũng đưa giải pháp.

12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương gồm: Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên; Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án Nhà máy thép Việt Trung); Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam; Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Công ty DQS).

5 dự án đã được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ, tồn tại kéo dài gồm: Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ, Nhà máy sản xuất phân bón DAP 1-Hải Phòng, Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ (PVB) và Nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước (OBF); Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chủ trì họp về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương
Thủ tướng chủ trì họp về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương

VOV.VN - Chiều nay, 3/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.

Thủ tướng chủ trì họp về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương

Thủ tướng chủ trì họp về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương

VOV.VN - Chiều nay, 3/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.

Đưa một số dự án yếu kém của ngành Công Thương ra khỏi diện theo dõi
Đưa một số dự án yếu kém của ngành Công Thương ra khỏi diện theo dõi

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu xem xét đưa một số dự án yếu kém của ngành Công Thương ra khỏi diện theo dõi, xử lý.

Đưa một số dự án yếu kém của ngành Công Thương ra khỏi diện theo dõi

Đưa một số dự án yếu kém của ngành Công Thương ra khỏi diện theo dõi

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu xem xét đưa một số dự án yếu kém của ngành Công Thương ra khỏi diện theo dõi, xử lý.

12 dự án yếu kém ngành Công Thương: Ai sai phạm phải cương quyết xử lý
12 dự án yếu kém ngành Công Thương: Ai sai phạm phải cương quyết xử lý

VOV.VN - Cần mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường mới có thể giải quyết rốt ráo bài toán 12 dự án yếu kém ngành Công Thương.

12 dự án yếu kém ngành Công Thương: Ai sai phạm phải cương quyết xử lý

12 dự án yếu kém ngành Công Thương: Ai sai phạm phải cương quyết xử lý

VOV.VN - Cần mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường mới có thể giải quyết rốt ráo bài toán 12 dự án yếu kém ngành Công Thương.

Nhiều dự án lớn ngành Công Thương làm sáng bức tranh kinh tế
Nhiều dự án lớn ngành Công Thương làm sáng bức tranh kinh tế

VOV.VN - Năm 2019, nhiều dự án lớn ngành Công Thương đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam.

Nhiều dự án lớn ngành Công Thương làm sáng bức tranh kinh tế

Nhiều dự án lớn ngành Công Thương làm sáng bức tranh kinh tế

VOV.VN - Năm 2019, nhiều dự án lớn ngành Công Thương đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam.

2 trong số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương bắt đầu có lãi
2 trong số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương bắt đầu có lãi

VOV.VN - 2 trong tổng số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương chuyển sang Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp bước đầu có lãi.

2 trong số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương bắt đầu có lãi

2 trong số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương bắt đầu có lãi

VOV.VN - 2 trong tổng số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương chuyển sang Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp bước đầu có lãi.

Có thể sẽ khởi kiện tổng thầu 3/12 dự án của ngành Công Thương
Có thể sẽ khởi kiện tổng thầu 3/12 dự án của ngành Công Thương

VOV.VN - Trong năm 2019, nếu các dự án không đàm phán xong các vướng mắc về hợp đồng EPC sẽ chuyển qua cơ chế toà án hay trọng tài quốc tế phán xử.

Có thể sẽ khởi kiện tổng thầu 3/12 dự án của ngành Công Thương

Có thể sẽ khởi kiện tổng thầu 3/12 dự án của ngành Công Thương

VOV.VN - Trong năm 2019, nếu các dự án không đàm phán xong các vướng mắc về hợp đồng EPC sẽ chuyển qua cơ chế toà án hay trọng tài quốc tế phán xử.