Mủ cao su tăng giá, nông dân và công nhân phấn khởi

VOV.VN - Hiện nay, giá một tấn mủ cao su đã trên 40 triệu đồng, điều này giúp thu nhập của các hộ dân trồng cao su tiểu điền và công nhân trong các doanh nghiệp cao su tại tỉnh Gia Lai được cải thiện.

Mỗi ngày, chị Rơ Châm H’Bưn (SN 1988, ở làng Kênh Chop, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) thường bắt đầu cạo mủ cao su từ 2 tới 6 giờ sáng. Vất vả là thế, nhưng chị H’Bưn vẫn phấn khởi, vì mỗi tháng, vườn cao su 2,5 ha này cho thu xấp xỉ 25 triệu đồng.

“Năm ngoái, vườn cây cao su nhà tôi thu được 200 triệu đồng. Năm nay, giá tăng hơn, thu phải tăng thêm khoảng 50 triệu. Tới đây, tôi dự định để số tiền để đầu tư cà phê và để tiền làm nhà từ 250 - 300 triệu đồng” - chị H’Bưn chia sẻ.

Chị Rơ Châm H’Diên làm công nhân tại Nông trường Cao su Ia Nhin (Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh) đã 7 năm nay. Trong nhiều năm giá mủ cao su xuống thấp, có lúc, thu nhập của chị chỉ được 5 triệu đồng/tháng. Từ giữa 2021 tới nay, giá mủ cao su nhích dần, thu nhập được gia tăng, chị rất phấn khởi và tin tưởng sẽ gắn bó lâu dài với công việc.

“Tôi vào công nhân cao su từ 2015. Khi đó giá mủ cao su đang xuống, nông trường cao su vẫn quan tâm đời sống công nhân. Đến nay, cuộc sống lương tháng chúng tôi ổn định hơn, lương tháng 8 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn trồng cà phê, nuôi heo. Tôi cảm thấy cuộc sống chúng tôi ổn định hơn” - chị Rơ Châm H’Diên nói.

Hiện nay, tại Gia Lai có hàng nghìn người dân làm chủ 15.000 ha cao su tiểu điền cùng hơn 6.700 công nhân làm việc tại 4 doanh nghiệp cao su. Ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh cho biết, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2014 đến đầu 2021, giá mủ cao su giảm, có lúc chỉ còn khoảng 25 triệu đồng/tấn, giá thành thấp hơn chi phí sản xuất, việc đảm bảo lương trên 5 triệu đồng cho công nhân tại doanh nghiệp có lúc gặp khó khăn. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 tới nay, lương trung bình của công nhân tại doanh nghiệp tăng đáng kể nhờ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc hơn.

“4 tháng đầu năm nay, giá mủ có tín hiệu mừng là nhích lên. Đầu năm nay, lương bình quân của người lao động là trên 7,5 triệu đồng/tháng. Chúng tôi chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, ví dụ phong trào thể dục thể thao; phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi; cùng nhau làm giàu. Cán bộ công nhân viên rất tin tưởng vào sự phát triển của công ty trong thời gian tới” - ông Nguyễn Thanh Hải nói.

Mủ cao su tăng giá đang góp phần giúp các hộ dân và công nhân cao su tại tỉnh Gia Lai được cải thiện thu nhập và có đời sống ổn định hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân phấn khởi vì giá mủ cao su tăng cao
Người dân phấn khởi vì giá mủ cao su tăng cao

VOV.VN - Đầu tháng 11, giá mủ cao su trên thị trường tăng vọt ở mức 13.000 - 15.000 đồng/kg mủ nước, cao nhất trong 3 năm qua. Đây là tín hiệu vui cho nông dân, doanh nghiệp trồng cao su ở nước ta.

Người dân phấn khởi vì giá mủ cao su tăng cao

Người dân phấn khởi vì giá mủ cao su tăng cao

VOV.VN - Đầu tháng 11, giá mủ cao su trên thị trường tăng vọt ở mức 13.000 - 15.000 đồng/kg mủ nước, cao nhất trong 3 năm qua. Đây là tín hiệu vui cho nông dân, doanh nghiệp trồng cao su ở nước ta.

Doanh nghiệp cao su lao đao vì cây chết, giá mủ giảm sâu
Doanh nghiệp cao su lao đao vì cây chết, giá mủ giảm sâu

VOV.VN - Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 96.000ha cây cao su, trong đó  có 75% diện tích kinh doanh, cho sản lượng 111.000 tấn. 

Doanh nghiệp cao su lao đao vì cây chết, giá mủ giảm sâu

Doanh nghiệp cao su lao đao vì cây chết, giá mủ giảm sâu

VOV.VN - Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 96.000ha cây cao su, trong đó  có 75% diện tích kinh doanh, cho sản lượng 111.000 tấn. 

Cao su thời mất giá: Nín thở chờ mủ tăng giá
Cao su thời mất giá: Nín thở chờ mủ tăng giá

VOV.VN - Với cách làm riêng, việc phát triển cao su ở Lai Châu được đánh giá là hiệu quả hơn so với các địa phương khác trong khu vực.

Cao su thời mất giá: Nín thở chờ mủ tăng giá

Cao su thời mất giá: Nín thở chờ mủ tăng giá

VOV.VN - Với cách làm riêng, việc phát triển cao su ở Lai Châu được đánh giá là hiệu quả hơn so với các địa phương khác trong khu vực.