Mua bán dưới 1.000 USD tại tiệm vàng sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Theo Nghị định, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD không đúng quy định của pháp luật.

Nghị định cũng quy định mức phạt tiền cụ thể đối với các hành vi không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ và hành vi xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt không đúng quy định.

Cụ thể, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật; niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Sẽ xử phạt  hành chính với một số vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD; mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD không đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, nghị định quy định phạt nặng từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như: kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật; hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.

Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Còn nếu vi phạm một trong các hành vi: cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 100-150 triệu đồng.

Vi phạm một trong các hành vi: mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 USD trở lên không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng.

Ngoài ra, phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 31/12/2019./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chấm dứt cho vay ngoại tệ trung dài hạn từ ngày mai (1/10)
Chấm dứt cho vay ngoại tệ trung dài hạn từ ngày mai (1/10)

VOV.VN - Từ 1/10/2019, các ngân hàng thương mại sẽ chấm dứt việc cho vay ngoại tệ đối với một nhóm nhu cầu theo quy định.

Chấm dứt cho vay ngoại tệ trung dài hạn từ ngày mai (1/10)

Chấm dứt cho vay ngoại tệ trung dài hạn từ ngày mai (1/10)

VOV.VN - Từ 1/10/2019, các ngân hàng thương mại sẽ chấm dứt việc cho vay ngoại tệ đối với một nhóm nhu cầu theo quy định.

NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp tỷ giá
NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp tỷ giá

VOV.VN - Trước tình hình tỷ giá ngoại tệ những ngày qua có diễn biến tăng, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ đã có ý kiến lý giải.

NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp tỷ giá

NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp tỷ giá

VOV.VN - Trước tình hình tỷ giá ngoại tệ những ngày qua có diễn biến tăng, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ đã có ý kiến lý giải.

NHNN: Dừng cho vay ngoại tệ sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu
NHNN: Dừng cho vay ngoại tệ sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu

VOV.VN - Theo NHNN, trạng thái ngoại tệ được cân đối và dự trữ ngoại hối quốc gia lên tới 70 tỷ USD hiện nay là điều kiện thuận lợi để dừng cho vay ngoại tệ.

NHNN: Dừng cho vay ngoại tệ sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu

NHNN: Dừng cho vay ngoại tệ sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu

VOV.VN - Theo NHNN, trạng thái ngoại tệ được cân đối và dự trữ ngoại hối quốc gia lên tới 70 tỷ USD hiện nay là điều kiện thuận lợi để dừng cho vay ngoại tệ.