Năm 2020, Chính phủ tập trung 10 giải pháp để tạo phát triển đột phá

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu 10 giải pháp để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 30/12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã báo cáo tóm tắt một số nội dung chính của dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT - XH) và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 (Nghị quyết 01/NQ-CP). 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. (Ảnh: Chinhphu.vn)

6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ, 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016-2020, chuẩn bị, tạo đà cho Kế hoạch, Chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn tiếp theo. Chính phủ mong muốn lan tỏa tinh thần khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, hành động đến các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước để hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển KT- XH của năm 2020 và của giai đoạn 2016-2020 và xác định phương châm hành động của năm 2020 là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả", với 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật.

Thứ hai, tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thực chất, hiệu quả hơn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.

Thứ ba, phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ tư, thực hiện nghiêm việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; cải cách hành chính. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thứ năm, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao uy tín và vị thế của quốc gia trên trường quốc tế...

Thứ sáu, chủ động thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, lan tỏa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban MTTQ, đoàn thể các cấp; phát huy tinh thần thi đua yêu nước, đổi mới sáng tạo ở tất cả các ngành, các cấp; tổ chức tốt các sự kiện, lễ kỷ niệm lớn của đất nước.

Các thành tựu kinh tế - xã hội trong năm 2019 tạo đà phát triển mạnh cho năm tiếp theo. (Ảnh minh họa)

10 giải pháp đột phá

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng gợi ý 10 giải pháp đột phá để khắc phục các vướng mắc hiện nay, tạo bước phát triển mạnh về kinh tế - xã hội trong năm 2020.

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh.

Thứ hai, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững, trong đó có việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, thanh toán nợ đúng hạn, không để ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của quốc gia, cải thiện triển vọng tín nhiệm quốc gia trong năm 2020.

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn. Trong đó, hoàn thiện và phê duyệt phương án xử lý ngân hàng mua bắt buộc. Ban hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm (sandbox) đối với hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong hoạt động ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt. Có kế hoạch nâng xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 10 bậc, công bố sách trắng doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển và tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư, xây dựng các dự án lớn. Phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.

Thứ tư, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.

Thứ năm, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng, cơ cấu ngành, nghề hợp lý, có cơ chế phù hợp thu hút, trọng dụng nhân tài.

Thứ sáu, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân...

Thứ bảy, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thứ tám, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thứ chín, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển KTXH, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Thứ mười, đẩy mạnh công tác thông tin, báo chí, truyền thông, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban MTTQ, đoàn thể các cấp.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định đây là các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm có tính đột phá trong chỉ đạo, điều hành và giải quyết kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc hiện nay, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT - XH mà Trung ương và Quốc hội giao trong năm 2020./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội đề xuất thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị
Hà Nội đề xuất thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

VOV.VN - Thành phố Hà Nội sẽ trình các cơ chế, chính sách về phân cấp, ủy quyền nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp.

Hà Nội đề xuất thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Hà Nội đề xuất thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

VOV.VN - Thành phố Hà Nội sẽ trình các cơ chế, chính sách về phân cấp, ủy quyền nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp.

Thủ tướng: 2019 đạt những con số 10 năm trước không tưởng tượng được
Thủ tướng: 2019 đạt những con số 10 năm trước không tưởng tượng được

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Kinh tế Việt Nam 2019 đạt được những con số mà 10 năm trước chúng ta không thể tưởng tượng được.

Thủ tướng: 2019 đạt những con số 10 năm trước không tưởng tượng được

Thủ tướng: 2019 đạt những con số 10 năm trước không tưởng tượng được

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Kinh tế Việt Nam 2019 đạt được những con số mà 10 năm trước chúng ta không thể tưởng tượng được.

TP HCM kiến nghị thay đổi tỷ lệ phân chia ngân sách
TP HCM kiến nghị thay đổi tỷ lệ phân chia ngân sách

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đề xuất xây dựng đề án tái cơ cấu tỷ lệ phân chia ngân sách, tỷ lệ điều tiết ngân sách giai đoạn 2021-2025.

TP HCM kiến nghị thay đổi tỷ lệ phân chia ngân sách

TP HCM kiến nghị thay đổi tỷ lệ phân chia ngân sách

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đề xuất xây dựng đề án tái cơ cấu tỷ lệ phân chia ngân sách, tỷ lệ điều tiết ngân sách giai đoạn 2021-2025.