Nạn "bảo kê mùa gặt" xuất hiện ngày càng nhiều

VOV.VN - Từ năm 2016 đến nay, nạn bảo kê máy gặt khi mùa gặt đến xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là loại tội phạm xảy ra tại vùng nông thôn, dẫn đến bất an và ảnh hưởng đến việc thu hoạch của người dân.

Theo đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung, đoàn Điện Biên, khi người nông dân bỏ bao công sức “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” đến khi có được thành quả là bông lúa trên chính thửa ruộng của mình thì xuất hiện một loại tội phạm bảo kê máy gặt, giành giật miếng cơm của người dân.

“Chúng ép buộc người dân phải thuê máy gặt mà chúng đã nhận bảo kê với giá cao. Nếu không đồng ý sẽ không cho gặt hoặc giữ lại lúa đã thu hoạch đối với chủ máy gặt ngoài địa bàn. Nếu muốn thuê máy gặt nơi khác về người dân phải nộp cho chúng 20.000 - 30.000 đồng/sào và phải ký vào bản hợp đồng đã soạn sẵn. Dù rất bức xúc trước hành vi ngang ngược của chúng nhưng sợ ảnh hưởng đến việc thu hoạch nên người dân nhẫn nhịn và chấp nhận làm theo” - đại biểu Trần Thị Dung nói.

Những “bảo kê” theo dõi từng cánh đồng lúa và thấy có máy gặt lạ đến hỏi thăm, nếu không hợp tác là đe dọa, phá máy, hành hung các chủ máy. Muốn yên ổn làm ăn các chủ máy phải nộp khoảng 2 triệu đồng/máy. Bình quân 1 sào ruộng cạn công gặt 120.000 - 140.000 đồng và khi bị bảo kê bắt đóng tiền thì giá tăng khoảng 20.000 - 30.000 đồng/sào, đại biểu Trần Thị Dung cho biết thêm.

Việc đưa cơ giới vào đồng ruộng giúp cho người dân giảm bớt nhọc nhằn, giảm bớt chi phí sản xuất và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên tình trạng bảo kê máy gặt đã dẫn đến việc chi phí thu hoạch tăng, mất an ninh trật tự ở nhiều địa bàn nông thôn.

Tại Báo cáo 482 của Chính phủ về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề chất vấn, tại mục 4 (công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự ở khu vực nông thôn) chưa được đề cập hành vi này. Đây là một loại tội phạm với hành vi mới nhưng thực chất là cưỡng đoạt tài sản, nguy hiểm hơn, trong những điều kiện mà không thực hiện được việc "bảo kê", chúng sẵn sàng hành hung gây thương tích và thậm chí giết người.

Hiện nay, Bộ Công an đã bố trí 100% công an chính quy ở các địa bàn nông thôn. Do đó, Bộ Công an cần chỉ đạo quyết liệt, tăng cường nắm địa bàn. Lực lượng cần ngăn chặn ngay từ gốc và phải xử lý nghiêm các hành vi "bảo kê" đảm bảo trật tự an ninh ở vùng nông thôn, để người nông dân không cần phải lo âu về tình trạng bảo kê máy gặt, đại biểu Trần Thị Dung đề nghị./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắt nhóm bảo kê thu “tiền làm luật” của chủ máy gặt lúa
Bắt nhóm bảo kê thu “tiền làm luật” của chủ máy gặt lúa

VOV.VN - Mỗi chủ máy gặt muốn yên ổn làm ăn phải đóng cho nhóm của Mạnh số tiền 20.000 đồng/sào. Nếu không chịu "làm luật" máy gặt lúa sẽ bị đập phá.

Bắt nhóm bảo kê thu “tiền làm luật” của chủ máy gặt lúa

Bắt nhóm bảo kê thu “tiền làm luật” của chủ máy gặt lúa

VOV.VN - Mỗi chủ máy gặt muốn yên ổn làm ăn phải đóng cho nhóm của Mạnh số tiền 20.000 đồng/sào. Nếu không chịu "làm luật" máy gặt lúa sẽ bị đập phá.

Đối tượng bảo kê máy gặt chống trả công an khi bị bắt
Đối tượng bảo kê máy gặt chống trả công an khi bị bắt

VOV.VN - Khi tiến hành lệnh bắt, Tùng đã không hợp tác và dùng chai xăng, bình gas ném về phía lực lượng công an hòng tẩu thoát.

Đối tượng bảo kê máy gặt chống trả công an khi bị bắt

Đối tượng bảo kê máy gặt chống trả công an khi bị bắt

VOV.VN - Khi tiến hành lệnh bắt, Tùng đã không hợp tác và dùng chai xăng, bình gas ném về phía lực lượng công an hòng tẩu thoát.

Triệu tập 4 đối tượng liên quan đến vụ côn đồ bảo kê máy gặt
Triệu tập 4 đối tượng liên quan đến vụ côn đồ bảo kê máy gặt

Liên quan vụ côn đồ dùng hung khí đe dọa và hành hung một chủ máy gặt ngoài đối tượng bị người dân khống chế, đã có thêm 4 đối tượng bị triệu tập. 

Triệu tập 4 đối tượng liên quan đến vụ côn đồ bảo kê máy gặt

Triệu tập 4 đối tượng liên quan đến vụ côn đồ bảo kê máy gặt

Liên quan vụ côn đồ dùng hung khí đe dọa và hành hung một chủ máy gặt ngoài đối tượng bị người dân khống chế, đã có thêm 4 đối tượng bị triệu tập.