Nâng cao thu nhập từ chuyển đổi vườn tạp, đất lúa kém hiệu quả

VOV.VN - Những năm qua, người dân ở tỉnh Sóc Trăng rất cực trong thực hiện chuyển đổi, cải tạo diện tích đất vườn tạp, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế hơn và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Dẫn chúng tôi thăm vườn cây mãng cầu với khoảng 400 gốc trồng trên diện tích 3 công, anh Ngô Vũ Hùng, ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Quới cho biết, năm ngoái anh vừa xuất bán lứa trái đầu tiên. Với giá thương lái thu mua từ 12.000 – 18.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất xong, anh thu về lợi nhuận gần 300 triệu đồng.

Anh Hùng tâm sự, vườn mãng cầu gai này trước đây là đất trồng lúa. Do vùng Vĩnh Quới đất trũng, phèn, vì vậy, lúa thường xuyên cho năng suất rất thấp. Sau khi tìm hiểu biết cây mãng cầu gai ghép gốc bình bát chịu được ngập nước, phèn và mặn, anh quyết định chọn loại cây này thực hiện chuyển đổi. Sau gần 5 năm trồng, mãng cầu gai đang cho hiệu quả kinh tế khả quan. Anh Hùng cũng đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng loại cây trồng này.

“Lúc đầu vùng này đất phèn lắm, lúa thất, khó khăn, phèn không có làm ăn được. Tôi mới theo vận động bà con lên liếp trồng mãng cầu, giờ thu hoạch lợi nhuận cũng ổn. Tôi đã có 400 gốc, giờ tôi làm thêm khoảng 300 gốc nữa. Cũng đang thu hoạch. Một năm nếu bỏ chi phí hết chắc cũng từ 500 triệu trở lên”, anh Hùng nói.

Bên cạnh cây mãng cầu gai, bà con nông dân ở xã Vĩnh Quới còn chọn cây khóm để phát triển kinh tế, theo đó, trồng nhiều nhất là ấp Vĩnh Kiên. Hiện toàn ấp, có hơn 20 ha đất vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả được nông dân chuyển đổi trồng khóm. Nhờ thực hiện bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, nên giá thành của khóm rất ổn định, bình quân 1ha khóm, nông dân thu về khoảng 150 triệu đồng. 

Anh Phan Ngọc Thanh, một trong những nông dân trồng khóm cho biết, cây khóm dễ trồng lại ít công chăm sóc, chi phí đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cũng giảm hơn 3 - 4 lần so với trồng lúa, vì vậy, cho lợi nhuận rất khá. Một năm, khóm được thu hoạch 3 đợt, cho tổng thu nhập cũng từ 15 - 16 triệu đồng/công.

“Khóm ở vùng đất phèn này cũng rất chịu phát triển, năng suất cũng đạt, hiệu quả lắm. Lâu lâu mới rải phân, mà chỉ rải phân hạ phèn. Mấy năm đầu tiên phát triển rất trúng, cỡ mười mấy triệu trở lên. Mỗi đợt vậy mình bán thu về cũng ba bốn năm triệu, đất 1 công. Tính ra 3 đợt thì cũng 15, 16 triệu”, anh Phan Ngọc Thành chia sẻ.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng tới năng cao lợi nhuận, giá trị kinh tế cao hơn đang được nhiều nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng hưởng ứng tích cực. Chỉ tính trong 5 năm qua, đã có gần 800 ha đất sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi, cải tạo sang trồng loại cây có giá trị kinh tế hơn. Những địa phương thực hiện chuyển đổi mạnh nhất là xã Vĩnh Quới với 300 ha được chuyển sang trồng mãng cầu gai và trồng khóm; Phường 2 cũng chuyển gần 200 ha để trồng ổi, xoài. Còn lại các xã, phường khác trên địa bàn chuyển sang trồng chanh không hạt, dừa... Việc chuyển đổi của nông dân nơi đây đều gắn với thị trường tiêu thụ và phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng. Đặc biệt, bà con nông dân còn rất quan tâm trong việc liên kết sản xuất, hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác, ký kết bao tiêu tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp nên tạo đầu ra rất ổn định.

“Đối với mãng cầu, lúc trước chưa có hợp tác xã nên đầu ra cũng bấp bênh, được mùa, mất giá. Từ khi  có hợp tác xã đến nay thì đầu ra ổn định hơn, giúp bà con khấm khá hơn việc trồng mãng cầu. Hiện tại, hợp tác xã bán cho công ty khoảng 100 tấn. Giờ này cũng tương đối gần đủ”, ông Lê Bảo Xuyên, Giám đốc HTX Kiên Hòa, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, cho biết.

Đến nay, phần lớn diện tích đất kém hiệu quả ở thị xã Ngã Năm được chuyển đổi sang trồng các loại cây như mãng cầu gai, khóm, dừa, xoài,... đều đã khẳng định được sự hiệu quả kinh tế, đem lại thu nhập ổn định, giúp nâng cao đời sống cho người nông dân.

Ông Hồng Minh Nhật, Trưởng Phòng kinh tế thị xã Ngã Năm cho hay, hiện nay, thị xã còn quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho mặt hàng nông sản chủ lực ở địa phương. Đồng thời, khảo sát thổ nhưỡng ở từng vùng và nghiên cứu thị trường tiêu thụ để có kế hoạch tiếp tục chuyển đổi những loại cây thích hợp hơn.

“Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân trong chuyển đổi, thực hiện các mô hình trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thứ hai, xác định các loại nông sản để tập trung phát triển, từng bước phát triển theo bước hình thành tập trung chuyên canh. Thứ ba, đầu tư hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đủ điều kiện để đáp ứng với biến đổi khí hậu”, ông Hồng Minh Nhật chia sẻ thêm.

Từ các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở thị xã Ngã Năm, đã góp phần tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho nông dân, cùng tỉnh Sóc Trăng thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Quảng Nam chuyển đổi cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu
Nông dân Quảng Nam chuyển đổi cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu

VOV.VN - Những vùng ít có nước tưới, trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng các loại cây màu mang lại hiệu quả, giúp nông dân ngày càng nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nông dân Quảng Nam chuyển đổi cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu

Nông dân Quảng Nam chuyển đổi cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu

VOV.VN - Những vùng ít có nước tưới, trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng các loại cây màu mang lại hiệu quả, giúp nông dân ngày càng nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái
Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái

VOV.VN - Từng khốn khổ, lâm cảnh nợ nần vì hồ tiêu dịch bệnh, rớt giá thì đến nay nông dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã được định hướng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành các vùng chuyên canh cây ăn trái, vực dậy nền kinh tế vốn bị suy thoái từ hồ tiêu.

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái

VOV.VN - Từng khốn khổ, lâm cảnh nợ nần vì hồ tiêu dịch bệnh, rớt giá thì đến nay nông dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã được định hướng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành các vùng chuyên canh cây ăn trái, vực dậy nền kinh tế vốn bị suy thoái từ hồ tiêu.

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh "hồi sinh" nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh "hồi sinh" nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

VOV.VN - Từng là thủ phủ hồ tiêu của Tây Nguyên, nhưng vài năm gần đây, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai vắng lặng bởi tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt, hàng ngàn hộ dân điêu đứng, phải bỏ xứ đi nơi khác mưu sinh.

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh "hồi sinh" nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh "hồi sinh" nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

VOV.VN - Từng là thủ phủ hồ tiêu của Tây Nguyên, nhưng vài năm gần đây, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai vắng lặng bởi tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt, hàng ngàn hộ dân điêu đứng, phải bỏ xứ đi nơi khác mưu sinh.