Năng lượng tái tạo có thể thay thế hàng chục nhà máy điện than

VOV.VN - Sử dụng hiệu quả kết hợp phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể tránh xây mới khoảng 25 nhà máy nhiệt điện than.

Phát triển năng lượng tái tạo là một hướng đi hợp lý để Việt Nam tránh phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi nỗ lực lớn và bước đi phù hợp của tất cả các bên liên quan, để công nghệ năng lượng tái tạo được đi vào thực tế phát triển và áp dụng.

Bên cạnh đó, nếu có thể áp dụng các chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả kết hợp phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể cắt giảm, tránh xây mới khoảng 30.000 MW nhiệt điện than vào năm 2030, tương đương 25 nhà máy nhiệt điện than. 

Năng lượng gió đang được đầu tư phát triển mạnh tại Việt Nam.
Theo bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc GreenID, quy hoạch điện VII điều chỉnh đã cắt giảm khoảng 20.000 MW điện than nhưng nguồn điện này vẫn chiếm khoảng 43% cơ cấu nguồn vào năm 2030. Hiện tại giá nhiệt điện than được cho là rẻ hơn năng lượng tái tạo vì chưa bao gồm chi phí ngoại biên (là chi phí môi trường, xã hội, sức khoẻ…).

“Thực tế, đây là chi phí có thực mà người dân và chính phủ đang và sẽ phải gánh chịu chứ không phải các nhà đầu tư. Nếu xem xét chi phí này ngay tại thời điểm nghiên cứu năm 2017, tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo đều trở nên cạnh tranh hơn về chi phí so với các công nghệ nhiệt điện than”, bà Khanh nói.

Nhiều ý kiến cho rằng, phương án an toàn nhất và chấp nhận được để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai của Việt Nam, cắt giảm hiệu ứng nhà kính, đảm bảo môi trường là cắt giảm 30.000 MW điện than, tương đương với đưa ra khỏi quy hoạch 25 nhà máy điện than. Thay vào đó là áp dụng các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng thời tăng tỷ trong của năng lượng tái tạo. 

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả không chỉ bằng khuyến khích mà phải hướng tới bắt buộc, như sử dụng năng lượng mặt trời tại các toà nhà, mái nhà; xem xét đến các công nghệ mới trong năng lượng tái tạo. Ngoài ra, thực hiện quy hoạch điện VII cũng cần tham vấn rộng rãi với các bên liên quan; linh hoạt, rà soát và cập nhật quy hoạch điện để bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ. 

Ông Rainer Brohm, chuyên gia năng lượng tái tạo, Công ty tư vấn RB Berlin nhận định, năng lượng tái tạo toàn cầu đã đến lúc “không còn đường lui”. Năng lượng tái tạo cũng đang dần cạnh tranh hơn với các dạng năng lượng hoá thạch ở quy mô thương mại.

“Hiện ngày càng ít các dự án nhiệt điện than mới trên toàn cầu, số các nhà máy nhiệt điện than đóng cửa ngày càng tăng (chủ yếu ở các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD). Do vậy, xu hướng phát triển năng lượng của Việt Nam trong những năm tới cần tập trung mạnh hơn vào năng lượng tái tạo”, ông Rainer Brohm cho hay.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, việc đầu tư phát triển các dự án điện mặt trời trên thực tế đã vượt xa so với quy hoạch điện VII điều chỉnh (khả năng đến tháng 6/2019 có 4.000MW điện mặt trời sẽ hoàn thành cho khả năng phát điện, trong khi quy hoạch điện VII điều chỉnh chỉ là 850MW). Do vậy, Việt Nam cần thiết phải sớm điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. “Đặc biệt là các nguồn điện mặt trời, điện gió, thủy điện cực nhỏ là những nguồn năng lượng tái tạo có khả năng phát triển rất tốt ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, TS. Lê Đăng Doanh lưu ý.

Theo các chuyên gia, bản thiết kế cho tương lai năng lượng sạch của Việt Nam mặc dù đưa ra nhiều con số, số liệu ở dạng tiềm năng và chưa được các cơ quan chức năng của Việt Nam chứng thực, song nó như một lời cảnh báo về việc phát triển năng lượng từ nhiệt điện than. Đồng thời cho thấy, khả năng phát triển năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng quan trọng trong tổng sơ đồ điện quốc gia, góp phần thay thế và giảm đáng kể các nguồn nhiệt điện than./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam đang tăng dần tỷ trọng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo
Việt Nam đang tăng dần tỷ trọng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

VOV.VN - Nhu cầu năng lượng đang tăng rất nhanh, nếu không xem xét việc quy hoạch, phát triển thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo sẽ rất khó đáp ứng.

Việt Nam đang tăng dần tỷ trọng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

Việt Nam đang tăng dần tỷ trọng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo

VOV.VN - Nhu cầu năng lượng đang tăng rất nhanh, nếu không xem xét việc quy hoạch, phát triển thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo sẽ rất khó đáp ứng.

Việt Nam cần thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo
Việt Nam cần thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Việt Nam cần thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối...

Việt Nam cần thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Việt Nam cần thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Việt Nam cần thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối...

Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?
Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?

VOV.VN - Chuyên gia và các nhà phân tích mặc dù thừa nhận tiềm năng phát triển của năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhưng vẫn cho đây là mục tiêu khó.

Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?

Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?

VOV.VN - Chuyên gia và các nhà phân tích mặc dù thừa nhận tiềm năng phát triển của năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhưng vẫn cho đây là mục tiêu khó.