Nâng tiêu chí vốn dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng

VOV.VN - Một trong những điểm mới của Luật Đầu tư công (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua xác định, tiêu chí vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia phải có vốn từ 30.000 tỷ đồng trở lên (tương đương 1,2 tỷ USD).

Chiều 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự luật quan trọng, trong đó có Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương pháp công tư (PPP) và Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Theo giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tiêu chí dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên đã được áp dụng từ năm 1997, đến nay, quy mô nền kinh tế của nước ta đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2013.

Theo cơ quan thẩm tra, hiện nay nguồn lực đầu tư công đã và đang được tập trung cho các dự án quy mô lớn, có tính chất liên vùng, có tính lan tỏa cao.

Chính vì vậy, việc nâng quy mô vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công, bảo đảm tính ổn định trong thực hiện Luật. Đối với các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C, thống nhất với phương án Chính phủ trình và đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đã đồng thuận. Với tinh thần đó, xin được giữ như phương án Chính phủ trình.

Phân cấp thẩm quyền từ HĐND sang UBND

Một điểm mới quan trọng khác được quy định tại luật Đầu tư công năm 2024, là phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án (nhóm B, C) cho UBND các cấp, thay vì HĐND như hiện hành.

Quá trình xây dựng luật, nhiều ý kiến cho rằng việc phân cấp thẩm quyền như trên là thay đổi lớn, cần nghiên cứu đánh giá tác động kỹ lưỡng, thậm chí đề nghị giữ như quy định đang áp dụng.

Ngược lại, một số ý kiến nhất trí với đề xuất phân cấp cho UBND các cấp vì cho rằng quy định này sẽ giảm nhiều thủ tục hành chính, thu gọn đầu mối ra quyết định và chịu trách nhiệm.

Giải trình về vấn đề trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thừa nhận việc phân cấp cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý là thay đổi lớn. Sở dĩ Chính phủ đề xuất như vậy là có một số lý do.

Trong đó, việc giao cho UBND quyết định chủ trương đầu tư dự án đã được quy định tại luật Đầu tư công hiện hành. Thực tế cho thấy, từ năm 2021 - 2025, đã có 43 HĐND cấp tỉnh phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C cho UBND cùng cấp.

Ngoài ra, các nội dung về việc phê duyệt đầu tư và tổ chức thực hiện dự án vẫn giữ nguyên so với quy định hiện hành. Chủ tịch UBND các cấp vẫn quyết định đầu tư dự án và UBND các cấp vẫn là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án. HĐND các cấp thực hiện giám sát quy trình tổ chức triển khai thực hiện.

“Do đó, về mặt năng lực tổ chức thực hiện dự án thì vẫn do các cơ quan này bảo đảm như hiện tại”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu.

Vẫn theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để bảo đảm tính chặt chẽ, luật đã bổ sung về quyền hạn và trách nhiệm của UBND cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền "quyết định chủ trương đầu tư dự án" nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm "báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất".

Chưa kể, một dự án nếu được quyết định chủ trương đầu tư thì phải bảo đảm phù hợp với các quy hoạch liên quan, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Từ những lý do trên, cùng với tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép quy định về phân cấp như đã nêu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội đồng ý khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng
Quốc hội đồng ý khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng

VOV.VN - Với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,69% tổng số đại biểu), chiều nay 29/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Quốc hội đồng ý khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng

Quốc hội đồng ý khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng

VOV.VN - Với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,69% tổng số đại biểu), chiều nay 29/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải nộp thuế thay hộ kinh doanh tại Việt Nam
Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải nộp thuế thay hộ kinh doanh tại Việt Nam

VOV.VN - Chiều nay (29/11), Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật (Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia), với 445/450 đại biểu tán thành, chiếm 92,9%.

Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải nộp thuế thay hộ kinh doanh tại Việt Nam

Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải nộp thuế thay hộ kinh doanh tại Việt Nam

VOV.VN - Chiều nay (29/11), Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật (Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia), với 445/450 đại biểu tán thành, chiếm 92,9%.

Phó Thủ tướng: Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ dựa vào giảm thuế
Phó Thủ tướng: Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ dựa vào giảm thuế

VOV.VN - Mặc dù giảm thuế giá trị gia tăng là giải pháp ngắn hạn, hiệu quả nhưng một số đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có các giải pháp đồng bộ, dài hạn nhằm cải thiện năng lực sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng hàng hóa và đặc biệt là tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Phó Thủ tướng: Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ dựa vào giảm thuế

Phó Thủ tướng: Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ dựa vào giảm thuế

VOV.VN - Mặc dù giảm thuế giá trị gia tăng là giải pháp ngắn hạn, hiệu quả nhưng một số đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có các giải pháp đồng bộ, dài hạn nhằm cải thiện năng lực sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng hàng hóa và đặc biệt là tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.