Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

VOV.VN - Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

Liên quan đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công thương sẽ có kiến nghị về việc tiếp tục giữ hay không giữ quỹ, căn cứ theo quy định của luật Giá mới 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024.

Đây cũng là vấn đề được dư luận quan tâm, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp - Thương mại (Bộ Công Thương).

PV: Trước hết dành cho những ai chưa rõ, xin ông cho biết cụ thể Quỹ bình ổn giá là gì, tại sao lại có quỹ này?

TS Lê Quốc Phương: Xuất phát từ việc Việt Nam chúng ta là nền kinh tế thị trường định hướng theo chủ nghĩa xã hội, có sự quản lý của nhà nước, trong đó bao gồm quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Do đó, xăng dầu thuộc lĩnh vực kinh doanh cần có sự kiểm soát của nhà nước. Để nhà nước có thể điều tiết và can thiệp vào thị trường, cần phải có công cụ.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu được xem là một công cụ để điều tiết giá xăng dầu. Xuất phát từ tinh thần đó, năm 2009, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ra thông tư lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Quỹ này được lập trên cơ sở khi mua 1 lít xăng dầu, người tiêu dùng phải nộp thêm 300 đồng.

Khi giá thế giới có biến động lớn, cơ quan điều hành sẽ trích quỹ để giữ giá trong nước, giúp giá tăng thấp hơn so với giá thị trường thế giới.

PV: Theo ông, phải chăng quỹ bình ổn giá đang có dấu hiệu kém hiệu quả, không theo kịp thực tế, nên mới có việc Bộ Công thương cân nhắc bỏ hoặc giữ quỹ này?

TS Lê Quốc Phương: Mặt được thì giá thế giới có biến động lớn thì cơ quan điều hành sẽ trích quỹ để giữ giá trong nước tăng nhưng tăng thấp hơn. Nếu như không có quỹ này thì giá xăng dầu trong nước sẽ tăng cao. Còn mặt chưa được? Có lẽ là tương đối nhiều. Đầu tiên là vấn đề công khai minh bạch quỹ. Quỹ này là do người dân đóng tiền nhưng mà điều hành quỹ thì lại không có đại diện của người dân cho nên người dân không biết được việc điều hành quỹ này nó ra sao.

Thứ hai là quỹ này được giao cho doanh nghiệp quản lý nhưng lại không có cơ chế để ràng buộc  trách nhiệm của doanh nghiệp, và hiện nay cơ chế giám sát duy nhất là căn cứ vào báo cáo quý của doanh nghiệp. Điều này nó phụ thuộc hoàn toàn vào sự trung thực, và do không minh bạch thì quỹ hoàn toàn có thể bị trục lợi.

Ngoài ra việc dùng quỹ điều tiết thì nó mang tính chất can thiệp hành chính và nó làm méo mó  giá cả thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá xăng dầu thì nhiều thời điểm  quỹ cũng không đạt được. Bởi vì khi giá thế giới tăng cao quá thì có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp.

Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng không được lợi. Vì khi quỹ xả lớn quá thì doanh nghiệp sẽ bị âm quỹ này, doanh nghiệp muốn sử dụng thì lại phải sử dụng tạm thời vốn kinh doanh của mình hoặc phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao, rất bất lợi cho doanh nghiệp.

PV: Vậy theo ông, trong thời gian tới chúng ta nên có những biện pháp điều tiết nào để bình ổn việc kinh doanh xăng dầu trong nước?

TS Lê Quốc Phương: Đầu tiên, đó là đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống.

Giải pháp nữa là về thuế. Khi giá xăng dầu tăng quá cao, thì chúng ta phải có những giải pháp về thuế mà điều này chúng ta đã, đang thực hiện rồi, và sắp tới cũng phải tiếp tục thực hiện trong những tình huống đặc biệt. Tức là thứ nhất, chúng ta giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong một giai đoạn nhất định nào đó.

Thứ hai, khi mà giá xăng dầu thế giới tăng cao, thì chúng ta cũng xem xét giảm thuế nhập khẩu xăng dầu. Và một điểm nữa, giá xăng dầu tăng cao thì chúng ta cũng phải hỗ trợ các đối tượng yếu thế, ví dụ như người nghèo.

Còn về dài hạn, có lẽ điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm chủ sản xuất xăng dầu trong nước bằng cách chúng ta đầu tư xây dựng thêm một nhà máy lọc dầu nữa.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải tăng sản lượng khai thác dầu thô lên bằng cách tìm kiếm thêm các mỏ dầu mới để đáp ứng đủ dầu thô phục vụ cho sản xuất trong nước. Bởi vì, ngay cả dầu thô để chúng ta lọc dầu trong nước niện nay chúng ta cũng đang thiếu.

PV: Xin cảm ơn ông.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rất ít khi phải dùng đến Quỹ Bình ổn để bình ổn giá xăng dầu 5 tháng qua
Rất ít khi phải dùng đến Quỹ Bình ổn để bình ổn giá xăng dầu 5 tháng qua

VOV.VN - 5 tháng qua, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính đã rất ít khi phải dùng đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu.

Rất ít khi phải dùng đến Quỹ Bình ổn để bình ổn giá xăng dầu 5 tháng qua

Rất ít khi phải dùng đến Quỹ Bình ổn để bình ổn giá xăng dầu 5 tháng qua

VOV.VN - 5 tháng qua, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính đã rất ít khi phải dùng đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn để tại DN nhưng có giám sát
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn để tại DN nhưng có giám sát

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn để tại doanh nghiệp nhưng có thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước và ngân hàng sẽ cùng giám sát, không được sử dụng sai mục đích.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn để tại DN nhưng có giám sát

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn để tại DN nhưng có giám sát

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn để tại doanh nghiệp nhưng có thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước và ngân hàng sẽ cùng giám sát, không được sử dụng sai mục đích.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu..."bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?
Quỹ bình ổn giá xăng dầu..."bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc giao Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho doanh nghiệp đã dẫn đến hệ luỵ doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không tuân thủ quy định về Quỹ. Thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã “mượn tạm” Quỹ này để bù đắp, có doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ để thế chấp ngân hàng...

Quỹ bình ổn giá xăng dầu..."bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu..."bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc giao Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho doanh nghiệp đã dẫn đến hệ luỵ doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không tuân thủ quy định về Quỹ. Thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã “mượn tạm” Quỹ này để bù đắp, có doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ để thế chấp ngân hàng...