“Ngân hàng in tiền kỉ niệm là cần thiết nhưng phải tính đến hiệu quả”

VOV.VN - Đại biểu cho rằng việc in tiền lưu niệm là việc làm bình thường, nhưng cần tính toán số lượng phù hợp với tinh thần triệt để tiết kiệm và hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ngày 4/4 đã công bố phát hành đồng tiền lưu niệm loại cotton mệnh giá 100 đồng “Kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam”. Đồng tiền mới phát hành hội tụ nét đặc trưng về văn hóa, kinh tế xã hội, truyền thống lịch sử, phong cảnh đất nước, góp phần tạo niềm tin, niềm tự hào của nhân dân vào đồng tiền Việt Nam. Việc in tiền này được các nhà tài trợ là các công ty hàng đầu quốc tế trong lĩnh vực in tiền tài trợ hoàn toàn kinh phí, giấy, mưc in, công nghệ in…

NHNN phát hành đồng tiền lưu niệm loại cotton mệnh giá 100 đồng kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, đồng tiền lưu niệm được NHNN tổ chức in và phát hành nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam nhằm đánh dấu bước trưởng thành của ngành Ngân hàng Việt Nam đổi mới, đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, lịch sử dân tộc và đồng tiền Việt Nam với đông đảo người dân và bạn bè quốc tế.

Trao đổi về vấn đề này, Đại biểu Bùi Đức Thụ (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) cho rằng, ngành ngân hàng có chức năng thay mặt Chính phủ điều hành lĩnh vực tín dụng, tiền tệ và ngân hàng. Nhưng đây là cơ quan không chỉ thuần túy là cơ quan quản lý nhà nước mà còn làm chức năng của ngân hàng Trung ương (Ngân hàng của nhiều ngân hàng), là đơn vị cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng.

Trong chức năng quản lý tài chính, tín dụng, tiền tệ, tỷ giá thuộc phạm vi trách nhiệm của NHNN nói chung và nhiệm vụ của công tác điều hành tiền tệ, NHNN có thể sử dụng nhiều những giải pháp. Cụ thể như việc NHNN in đồng tiền lưu niệm mệnh giá 100 đồng nhân dịp kỉ niệm 65 năm ngày truyền thống cũng là việc làm bình thường.

“Việc in đồng tiền lưu niệm cũng như thể in Giấy khen hay tạo ra hiện vật tượng trưng, quan trọng là hoạt động của ngân hàng phải gắn liền với hoạt động tiền tệ. Trong khi, lịch sử tiền tệ nước ta đã từng trải qua nhiều giai đoạn, từ những đồng tiền Đông Dương, tiền 10 đồng màu đỏ đã tạo ra một lịch sử phát triển tiền tệ đáng khích lệ. Do đó, ngành Ngân hàng cũng nên có thêm hiện vật đóng góp cho bảo tàng hay ít ra là phòng lưu niệm riêng đối với lĩnh vực tiền tệ của Việt Nam”, Đại biểu Thụ nói.

Tuy nhiên Đại biểu Thụ lưu ý, trong bối cảnh hiện tại, người dân còn nghèo với thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp, cho nên không chỉ riêng NHNN mà các ngành, các cấp, mọi tổ chức cá nhân phải quán triệt nguyên tắc tối thượng đó là triệt để tiết kiệm. Bất cứ đồng tiền nào của dân đóng góp cũng phải quản lý sử dụng một cách minh bạch và đặc biệt phải có hiệu quả.

Đặc biệt là phải cân nhắc đến tính cấp bách của vấn đề, mức độ hiệu quả đến đâu. Vấn đề cần thiết thì có thể nhưng cấp bách đến đâu để phân kì đầu tư và tính toán các nhiệm vụ cụ thể để đáp ứng được hiệu quả.

“Việc in đồng tiền mệnh giá 100 đồng cotton là việc làm cần thiết của ngành ngân hàng, nhưng phải lưu ý rằng việc làm này cấp bách đến đâu và hiệu quả đến đâu. Trong chừng mực và chi phí không lớn, nếu in đồng tiền này như một đồng tiền mẫu, có tính chất biểu tượng lưu niệm thì tôi cho đó là việc làm không lấy gì làm tốn kém. Nhưng nếu in quá nhiều nhưng lại không có giá trị lưu thông vì tờ tiền có mệnh giá quá nhỏ thì cần phải tính toán xem số lượng in đến đâu cho nó phù hợp trên tinh thần triệt để tiết kiệm và đàm bảo hiệu quả”, Đại biểu Thụ nhấn mạnh.

Được biết, việc in tờ tiền mệnh giá 100 đồng đợt này tuy không có giá trị lưu hành, và việc in tiền này được các nhà tài trợ là các công ty hàng đầu quốc tế trong lĩnh vực in tiền tài trợ hoàn toàn kinh phí, giấy, mưc in, công nghệ in…
Đại biểu Thụ cho rằng, việc áp dụng công nghệ hiện đại là xu hướng chung hiện nay. Đặc biệt trong lĩnh vực phát hành tiền của ngành ngân hàng, việc áp dụng những công nghệ hiện đại sẽ là xu hướng tất yếu và là cần thiết. Nhất là khi áp dụng công nghệ hiện đại, đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư tăng nhưng có hiệu quả hay không còn phải tính đến quy mô đầu ra.
Trong chừng mực NHNN đầu tư máy móc, dây chuyền in ấn hiện đại nhưng sản phẩm sản xuất ra (đồng tiền 100 đồng - PV) không nhiều thì giá trị khấu hao của máy móc, thiết bị lớn như vậy khi phân bổ vào từng sản phẩm sẽ chiếm tỷ trọng lớn và đồng nghĩa với việc kém hiệu quả.

Nhưng trong chừng mực sản xuất ra khối lượng hàng hóa nhiều, việc đầu tư máy móc và công nghệ hiện đại rất lớn sẽ phân bổ vào từng đơn vị hàng hóa lại giảm đi (năng suất lao động tăng lên) nên các nhà đầu tư phải tính đến giữa việc áp dụng công nghệ mới, máy móc thiết bị mới là luôn phải tiết giảm chi phí trong từng đơn vị sản phẩm.

Do đó, theo đại biểu Thụ, việc in tiền kỷ niệm bằng công nghệ in tiền mới sẽ không chỉ dùng để in một loại tiền lưu niệm dùng trong dịp này, mà chắc chắn sẽ tính đến hiệu quả lâu dài của công nghệ này cho tương lai bởi trước đây chúng ta đã từng phải nhập tiền polymer từ nước ngoài trong khi khâu quản lý vẫn còn có vần đề. Hơn nữa, trong quá trình đất nước phát triển như hiện nay, chẳng lẽ đồng tiền riêng của mỗi quốc gia mà quốc gia đó lại không thể tự in được? Cho nên việc tiếp cận công nghệ hiện đại để nước ta tự chủ, chủ động quản lý công nghệ in tiền và phát hành tiền, tổ chức lưu thông tiền như thế nào là điều hoàn toàn cần thiết.

Đại biểu Thụ chỉ rõ: “Riêng chi phí cho đồng tiền có mệnh giá 100 đồng chỉ mang yếu tố biểu tượng và không đủ giá trị lưu thông trên thực tế thì nhất định phải tính toán như thế nào đó cho hợp lý, hiệu quả. Theo tôi hiểu, đây không phải là việc đầu tư một hệ thống để in một loại tiền, chỉ là phôi để in từng loại mệnh giá đồng tiền khác nhau, không phải đầu tư cả một hệ thống công nghệ chỉ để in một loại tiền cotton 100 đồng cho riêng đợt kỉ niệm này…”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam
Không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam

VOV.VN - Thống đốc: “Chúng ta đã điều chỉnh tỉ giá đồng Việt Nam khá lớn và không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam nữa”.

Không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam

Không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam

VOV.VN - Thống đốc: “Chúng ta đã điều chỉnh tỉ giá đồng Việt Nam khá lớn và không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam nữa”.

Phát hành đồng tiền lưu niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Phát hành đồng tiền lưu niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam

VOV.VN -  Chiều 4/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố phát hành đồng tiền lưu niệm "Kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam".

Phát hành đồng tiền lưu niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam

Phát hành đồng tiền lưu niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam

VOV.VN -  Chiều 4/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố phát hành đồng tiền lưu niệm "Kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam".

Phát hành 220.000 tỷ đồng trái phiếu = 0 đồng vốn mới?
Phát hành 220.000 tỷ đồng trái phiếu = 0 đồng vốn mới?

Một số ý kiến cho rằng, mặt bằng lãi suất USD hiện khá hấp dẫn cho Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế.

Phát hành 220.000 tỷ đồng trái phiếu = 0 đồng vốn mới?

Phát hành 220.000 tỷ đồng trái phiếu = 0 đồng vốn mới?

Một số ý kiến cho rằng, mặt bằng lãi suất USD hiện khá hấp dẫn cho Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế.