Ngân hàng Nhà nước: Nợ công, nợ nước ngoài ở ngưỡng cho phép

9 tháng của năm 2021, kinh tế có những điểm sáng như lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế mặc dù không đạt như kỳ vọng nhưng vẫn cao trong khu vực...

Nền kinh tế quý III/2021 đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng vẫn đạt 7,17%. Cùng với đó, tỷ giá ổn định và lạm phát được kiểm soát, khi CPI bình quân 9 tháng tăng 1,82%, thấp nhất 5 năm.

Nhận định về tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong bối cảnh năm 2021 vô cùng khó khăn với biến chủng Delta lây lan rất nhanh nhưng với sự quan tâm sát sao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định.

Kinh tế có những điểm sáng như lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế mặc dù không đạt như kỳ vọng nhưng vẫn cao trong khu vực, cán cân thanh toán thặng dư, tạo điều kiện gia tăng và củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thâm hụt ngân sách nợ công, nợ nước ngoài ở ngưỡng cho phép, thị trường tài chính, ngoại hối ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm…

"Tuy nhiên phải nhận định những rủi ro đang tiềm ẩn, áp lực lạm phát bên ngoài khá lớn, thặng dư cán cân thương mại chuyển sang thâm hụt... Khi người dân và doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề trả nợ sẽ kéo theo nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng" - bà Nguyễn Thị Hồng nói.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng nhận định, những rủi ro trên sẽ được hóa giải nếu như đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, cũng như chuẩn bị tốt cho kế hoạch phục hồi kinh tế. Riêng kế hoạch này Thủ tướng Chính phủ cũng đang chỉ đạo các Bộ, ngành rất quyết liệt.

Liên quan đến những giải pháp để góp phần phát triển kinh tế thời gian tới, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiên định những mục tiêu trong điều hành. Dù thực hiện những giải pháp điều hành như thế nào cũng không chủ quan với những diên biến của lạm phát.

"Chúng tôi sẽ bám sát những diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ của thế giới và trong nước để điều hành linh hoạt các giải pháp và công cụ phù hợp để điều tiết tiền tệ hợp lý. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân" - bà Nguyễn Thị Hồng nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một số dự án khó khăn trong trả nợ vay vốn nước ngoài
Một số dự án khó khăn trong trả nợ vay vốn nước ngoài

VOV.VN - Chính phủ cho biết việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài chuyển biến tích cực, song một số dự án vay về cho vay lại có khó khăn trong việc trả nợ.

Một số dự án khó khăn trong trả nợ vay vốn nước ngoài

Một số dự án khó khăn trong trả nợ vay vốn nước ngoài

VOV.VN - Chính phủ cho biết việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài chuyển biến tích cực, song một số dự án vay về cho vay lại có khó khăn trong việc trả nợ.

Phó Thủ tướng yêu cầu giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp
Phó Thủ tướng yêu cầu giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp

VOV.VN -Trong việc xây dựng kế hoạch nợ nước ngoài và khả năng trả nợ, Bộ Tài chính và NHNN hoàn thiện pháp luật quản lý nợ tự vay, tự trả của từng DN.

Phó Thủ tướng yêu cầu giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu giám sát nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp

VOV.VN -Trong việc xây dựng kế hoạch nợ nước ngoài và khả năng trả nợ, Bộ Tài chính và NHNN hoàn thiện pháp luật quản lý nợ tự vay, tự trả của từng DN.

Việt Nam đã trả nợ nước ngoài bao nhiêu tiền?
Việt Nam đã trả nợ nước ngoài bao nhiêu tiền?

Trong tháng 9 tổng trị giá trả nợ của Chính phủ là 10.198 tỷ đồng, lũy kế đến ngày 25/9 tổng giá trị chi trả nợ là 176.827 tỷ đồng.

Việt Nam đã trả nợ nước ngoài bao nhiêu tiền?

Việt Nam đã trả nợ nước ngoài bao nhiêu tiền?

Trong tháng 9 tổng trị giá trả nợ của Chính phủ là 10.198 tỷ đồng, lũy kế đến ngày 25/9 tổng giá trị chi trả nợ là 176.827 tỷ đồng.