Ngân hàng thu lời vì hạ lãi suất

(VOV) - NHNN mới chỉ hạ lãi suất huy động, nhưng lại chưa áp trần lãi suất cho vay nên người gửi tiền chịu thiệt thòi nhất.

Bắt đầu từ ngày 24/12, lãi suất (LS) huy động chính thức giảm về mức 8%/năm. Đây thực sự là tin tốt lành với nhiều doanh nghiệp đang “khát” vốn. Việc giảm lãi suất không nằm ngoài phán đoán của giới kinh tế, bởi lạm phát năm nay thấp, chỉ khoảng 7%.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, đây là việc đã được mong đợi từ lâu. Lạm phát thấp dưới 8% thì hoàn toàn có khả năng giảm lãi suất. Giảm lãi suất huy động nhưng chưa giảm cho vay nên các DN đang mong có các quyết định cụ thể để giảm lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, ông Doanh cũng khẳng định: Không thể nào hy vọng rằng tất cả các doanh nghiệp (DN) đều có thể tiếp cận được với lãi suất thấp, vì mỗi DN lại có điều kiện khác nhau, ngân hàng (NH) cũng là DN nên họ phải bảo đảm sự an toàn của họ.

Bình luận về lần hạ LS lần này, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: “Chẳng có ý nghĩa gì cả vì mới chỉ là hạ LS huy động còn lãi suất cho DN vay vẫn không hạ. Việc NH huy động thấp thì cho vay thấp là nguyên tắc, là lý thuyết, nhưng điều này lại không được áp dụng vào thực tế”.

Không cần phải nhờ đến chuyên gia phân tích, một người gửi tiền bình thường cũng có thể thấy cách giảm lãi suất như hiện nay chỉ người gửi tiền là thiệt. Bởi thực tế, nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đưa ra quy định giảm lãi suất huy động mà không giảm lãi suất cho vay thì việc giảm này chưa có ý nghĩa gì với sản xuất – kinh doanh. Thêm vào đó, việc thả nổi LS huy động kỳ hạn trên 12 tháng tạo kênh cho ngân hàng vượt trần LS. Chỉ có NH là hưởng lợi từ việc này. Và như vậy, một trong những mục tiêu cơ bản của việc giảm LS là để đẩy mạnh dòng vốn vào sản xuất đã không thực hiện được.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, câu chuyện lãi suất đến thời điểm này không phải là tất cả để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nền kinh tế. Trao đổi với VOV online, TS Vũ Đình Ánh cho biết: Một số ngân hàng đã công bố lãi suất cho vay ưu đãi là 7%/năm nhưng qui định cho vay rất ngặt nghèo. “Điều này chẳng khác gì việc thách một người nhảy cao 10 mét sẽ được thưởng nhiều tiền” – TS Ánh ví von.

Ngoài ra, có nhiều DN đủ điều kiện nhưng lại không vay. Vì không biết vay để làm gì? Đây là thực tế của nhiều DN. “Vì thế, xoáy vào câu chuyện lãi suất lúc này vẫn chưa nhắm trúng vấn đề”.

Khi bàn tới câu chuyện so sánh lãi suất của Việt Nam với các nước trên thế giới, ông Ánh thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Không thể so sánh với các nước được, nếu như thế thì cả thế giới này lãi suất phải bằng nhau. Gốc của vấn đề là vay bằng gì, USD khác, VND khác”.

Về lo ngại chênh lệch giữa lãi suất USD và VND chỉ còn 6% sẽ không an toàn, tăng áp lực tỷ giá VND-USD, ông Bùi Kiến Thành cho rằng, không đáng lo ngại. “Vì tỷ giá hối đoái có tốt hay xấu phụ thuộc vào việc mình có đủ dự trữ ngoại hối hay không, nền kinh tế có đủ mạnh hay không. Nếu nền kinh tế cứ chết đứng, chết ngồi thì trước sau gì tỷ giá cũng mất” – ông Thành cảnh báo.

Lãi suất cho vay phải ở 7% DN mới sống được

Để làm được điều này, theo ông Thành, NHNN cần có hành động quyết liệt hơn, cần xác lập một mức lãi suất cho vay hợp lý (khoảng 7%). NHNN phải thực hiện được việc cho vay DN ở mức này, chứ không thể để cho hệ thống ngân hàng thương mại thao túng, muốn làm gì thì làm, cho vay bao nhiêu thì cho vay.

Ông Thành dẫn chứng: Ở Mỹ, trách nhiệm của NH Trung ương là xác lập mức lãi suất hợp lý cho DN, điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. NHTW xác lập một mức lãi suất cho NHTM vay với lãi suất thấp. Như vậy, NH Trung ương tạo thanh khoản cho NH thương mại từ đó có vốn cho DN vay với lãi suất hợp lý.

Việt Nam muốn xác lập lãi suất cho vay doanh nghiệp 7% với các lĩnh vực được ưu tiên thì NHNN có thể cho NH thương mại vay với lãi suất 3-4% để họ có thanh khoản tiền vốn cho DN vay mà không cần phải huy động trong dân. Bên cạnh đó, NHNN có quyền phát hành tiền, giấy bạc… nên có thể để cho NHTM vay ở mức 3-4%. Như vậy, sẽ tạo điều kiện lãi suất huy động trong dân sẽ từ từ đi xuống.

“NHNN không thể bắt NHTM đi huy động với lãi suất thấp, họ không nghe lời thì cũng chẳng làm gì được” – ông Thành nói.

Việc cho vay với lãi suất 7%, theo ông Thành, nên thực hiện với từng dự án với điều kiện phải đủ khả năng hoàn trả vốn (khả thi), rồi giải ngân theo tiến độ để nguồn tiền không chạy sai mục đích.

Theo NHNN, thời gian qua lãi suất huy động giảm nhưng lượng tiền gửi vào hệ thống NH vẫn tăng. Tính đến hết tháng 9/2012, tổng phương tiện thanh toán đạt gần 3.048.900 tỉ đồng, tăng 9,05% so với cuối năm 2011, trong đó tiền gửi của dân cư chiếm 65%, tăng tới gần 24% so với cuối năm 2011. Tới đây lãi suất ngắn hạn đối với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng chỉ còn tối đa 12%/năm thay vì 13%/năm như hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Lãi suất vay mua nhà ở xã hội 4 -5%/năm là hợp lý
Thủ tướng: Lãi suất vay mua nhà ở xã hội 4 -5%/năm là hợp lý

(VOV)-Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội, mức 4-5%/năm là hợp lý.

Thủ tướng: Lãi suất vay mua nhà ở xã hội 4 -5%/năm là hợp lý

Thủ tướng: Lãi suất vay mua nhà ở xã hội 4 -5%/năm là hợp lý

(VOV)-Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội, mức 4-5%/năm là hợp lý.

Lãi suất huy động giảm còn 8%/năm
Lãi suất huy động giảm còn 8%/năm

(VOV) - Quy định được áp dụng từ ngày 24/12/2012

Lãi suất huy động giảm còn 8%/năm

Lãi suất huy động giảm còn 8%/năm

(VOV) - Quy định được áp dụng từ ngày 24/12/2012

Lãi suất chính sách nên duy trì ở mức hiện nay
Lãi suất chính sách nên duy trì ở mức hiện nay

(VOV) -Ngoài ra, việc duy trì lạm phát thấp và một tỷ giá hối đoái ổn định là những yếu tố hết sức quan trọng.

Lãi suất chính sách nên duy trì ở mức hiện nay

Lãi suất chính sách nên duy trì ở mức hiện nay

(VOV) -Ngoài ra, việc duy trì lạm phát thấp và một tỷ giá hối đoái ổn định là những yếu tố hết sức quan trọng.

Lãi suất huy động giảm
Lãi suất huy động giảm

(VOV) - Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động xuống, không còn ngân hàng nào áp dụng lãi suất trên 13%/năm

Lãi suất huy động giảm

Lãi suất huy động giảm

(VOV) - Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động xuống, không còn ngân hàng nào áp dụng lãi suất trên 13%/năm