Ngân hàng trung ương ngày càng coi trọng vàng
Một lý do khiến vàng trở lại vị thế của một tài sản tiền tệ là do sự lưỡng lự của những nước đang phát triển khi dự trữ ngoại tệ quá mức bằng USD.
Việc các ngân hàng trung ương tái thiết dự trữ vàng kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đánh dấu giai đoạn mới nhất trong khoảng thời gian hai thế kỷ thay đổi chính sách với kim loại quý, và cũng là giai đoạn thứ 7 trong khoảng thời gian này.
Ngân hàng trung ương ngày càng coi trọng vàng |
Bảy giai đoạn của vàng kéo dài với thời gian trung bình 30 năm mỗi giai đoạn. Và khoảng thời gian hiện tại, giai đoạn “tái thiết” là khoảng thời gian lâu nhất kể từ năm 1950 đến 1965, khi các ngân hàng trung ướng và Bộ tài chính mua tổng cộng hơn 7 nghìn tấn vàng trong lúc kinh tế hồi phục sau thế chiến hai.
Kể từ năm 2008, các ngân hàng trung ương đã mua thêm 2,800 tấn vàng, tương đương 9,4% vào kho dự trữ, tương đương với 350 tấn vàng mua ròng mỗi năm. Điều này cho thấy kim loại quý tiếp tục tăng sức hấp dẫn như một tài sản sản an toàn trong bối cảnh lãi suất âm.
Một lý do khiến vàng trở lại vị thế của một tài sản tiền tệ là do sự lưỡng lự của những nước đang phát triển khi dự trữ ngoại tệ quá mức bằng USD. Nhìn vào Trung Quốc có thể thấy, có vẻ như chiến lược kế tiếp sẽ là sử dụng vàng dự trữ thay vì USD.
Năm ngoái, Trung Quốc đã nâng dự trữ vàng lên 1.658 tấn tính đến thời điểm giữa năm sau khi con số công bố trước đó chỉ chỉ có 1.054 tấn. Và đến tháng 8 năm nay, nước này có 1.823 tấn vàng.
Bắc Kinh hiện đã có ước tính về giá trị thị trường của toàn bộ số vàng dự trữ. Theo con số mới nhất được công bố, số vàng này có giá trị 70,5 tỷ USD và chỉ chiếm 2,3% tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Những theo một số thông tin khác, dự trữ vàng chính thức của Trung Quốc có thể lớn hơn do số vàng khai thác từ các mỏ trong nước được cho là không được gộp chung vào với vàng dự trữ.
Trong lúc các nước đang phát triển vẫn đang củng cố dự trữ, các nước phát triển (chiếm phần lớn dự con số dự trữ vàng chính thức) vẫn tiếp tục duy trì khối lượng kim loại quý. Các ngân hàng trung ương châu Ấu đã ký một thoả thuận vào năm 1999 và sau đó gia hạn vào năm 2014 về việc cam kết một chính sách hạn chế bán vàng cho đến năm 2019. Một lý do quan trọng đằng sau việc này chính là nhiều ngân hàng trong khu vực sử dụng đồng tiền chung euro liên quan đến dự trữ vàng do kim loại quý là kênh đầu từ phòng rủi ro khi chính sách tiền tệ mới được ban hành, tránh gây ra sự mất cần bằng cũng như căng thẳng ảnh hưởng đến đồng tiền khu vực.
Kho vàng lớn nhất thế giới – nước Mỹ - với 8.134 tấn vàng, nhiều gấp 4 lần so với Trung Quốc và 5 lần so với kho vàng 1.499 tấn của Nga. Theo sau là Đức với 3.378 tấn vàng và IMF với 2.814 tấn, Italy với 2.452 tấn vàng và Pháp sở hữu 2.436 tấn.
Bảy giai đoạn của vàng bắt đầu với chế độ tiền bản vị trước khi nước Đức thống nhất vào năm 1871, đã khởi đầu việc ra mắt rộng rãi một hệ thống trong đó việc các ngân hàng trung ương bán hay mua vàng ở mức giá cố định sẽ hoàn toàn điều tiết kinh tế thế giới.
Việc bản vị vàng được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới đã mở ra giai đoạn thứ hai, 1871 đến 1914, khi các ngân hàng trung ương trở thành người bảo hộ của một hệ thống giá cố định. Sau thời kỳ “chiến tranh kinh tế” kéo dài từ 1914 đến 1945, bản vị vàng tiếp tục được sử dụng và kết thúc trong giai đoạn này.
Đến giai đoạn 1945-1973, kỷ nguyên Bretton Woods cũng là thời điểm dự trữ vàng tăng mạnh. Trong giai đoạn “phi tiền tệ hoá”, cũng là giai đoạn thứ 5 kéo dài từ 1973 đến 1998, vai trò của vàng bị quên lãng sau khi bị loại ra ngoài chính sách tiền tệ. Trong giai đoạn “bán ra” kéo dài từ năm 1998 đến 2008, các ngân hàng trung ương, cụ thể là các nước phát triển bắt đầu giảm bớt dự trữ vàng.
Giao dịch vàng của các ngân hàng trung ương thường không liên quan đến giá thị trường. Ngân hàng trung ương đã bán ròng trong giai đoạn 5 và 6, bốn thập kỷ đầy biến động nhưng nhìn chung là xu thế tăng giá. Giai đoạn hiện nay kể từ năm 2008 là khoảng thời gian biến động thất thường với biên độ từ khoảng 1.000 USD đến 1.600 USD mỗi ounce. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương đã bắt đầu mua vào sau khi kim loại quý có dấu hiệu tăng giá kể từ sau năm 2015.
Dự trên những con số thống kê dài hạn của dự trữ vàng cũng như sản lượng thế giới, dự trữ kim loại quý tại các tổ chức tài chính của chính phủ (ngân hàng trung ướng, bộ tài chính và nhưng cơ quan như IMF) đã tăng khoảng 17,4% kể từ khi dự trữ giảm xuống mức thấp nhất. Nhưng con số này vẫn thấp hơn 23% so với năm 2000 và thấp hơn 40% so với năm 1970. Tuy nhiên điều này cho thấy sự ổn định hoá dự trữ trong giai hoạn hiện này sau khi các ngân hàng trung ương đã bán ròng trước đó.
Trong 70 năm qua, đã có một sự thay đổi rõ ràng trong việc nâng dự trữ vàng từ Mỹ sang các nước châu Âu và sau đó là các nước đang phát triển – cho thấy yếu tố đa cực của kinh tế thế giới.
Minh chứng rõ nét nhất chính là dự trữ vàng của Mỹ hiện giờ chỉ chiếm khoảng 25% tổng giá trị dự trữ thế giới, trong khi con số đó vào năm 1900 là 19%, năm 1920 là 33% và tăng lên 76% vào năm 1940, 44% vào năm 1960 và 23% vào năm 1980.
Trong tương lai, nếu tình hình kinh tế lạc quan hơn, các nước đang phát triển có thể tiếp tục nâng dự trữ vàng. Và trong giai đoạn phát triển hiện tại, việc đưa kim loại quý trở thành một loại tiền tệ dự trữ (bắt đầu từ năm 2008) sẽ có thể ngày càng phổ biến./. Dự trữ vàng toàn cầu tăng “chóng mặt”