Ngành Công Thương tiếp tục giữ mức tăng trưởng

VOV.VN - Có được những kết quả hoạt động khả quan là nhờ triển khai tốt các giải pháp, quyết liệt trong điều hành và nỗ lực của các doanh nghiệp.

Sáng 31/12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2015. Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng chủ trì hội nghị.

Thông tin tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương – Nguyễn Cẩm Tú cho biết, năm 2014 mặc dù ngành công thương gặp nhiều khó khăn, thách thức, song do triển khai thực hiện tốt các giải pháp, chính sách của Chính phủ, sự quyết liệt trong điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành công thương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Sản xuất công nghiệp, thương mại phục hồi

Cụ thể, sản xuất công nghiệp năm 2014 ghi nhận sự phục hồi đáng kể của tất cả các nhóm ngành công nghiệp với sự phục hồi và tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,6% (cao hơn so với mức tăng 5,9% của năm 2013). Giá trị gia tăng công nghiệp ước tăng khoảng 7,1% (cao hơn mức 5,4% của năm 2013).

Chỉ số tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp năm 2014 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó tăng cao ở những nhóm hàng sản xuất các thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, giầy dép, dây cáp điện.


Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú phát biểu tại hội nghị.
Chỉ số tồn kho chung của toàn ngành giảm dần qua các tháng phù hợp với quy luật, hiện nay tồn kho đã ở mức bình. Một số sản phẩm có tỷ lệ tồn kho cao hơn nhưng phần lớn là tồn kho theo kế hoạch, dự trữ hàng hoá để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao trong các dịp Tết, Lễ cuối năm.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp vẫn chưa khắc phục được tình trạng phát triển theo chiều rộng, theo hướng gia công, lắp ráp. Một số ngành có sự tăng trưởng cao, tuy nhiên giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều. Các doanh nghiệp vẫn bị động, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hoạt động đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển.

Trong năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 150 tỷ USD, vượt 3,16 điểm % so với kế hoạch 145,4 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với hơn 18 tỷ USD). Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhìn chung, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đều vượt mức kế hoạch đề ra. Việt Nam tiếp tục xuất siêu ước 1,984 tỷ USD, trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) xuất siêu hơn 9,8 tỷ USD, nếu kể cả dầu thô khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất siêu khoảng 17 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong nước nhập siêu khoảng 15 tỷ USD.

Cũng trong năm 2014, tình hình cân đối cung cầu hàng hóa kể cả hàng thông dụng và hàng thiết yếu được bảo đảm, đáp ứng các nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư, không để xảy ra tình trạng sốt giá, sốt hàng.

Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trong nước được triển khai tích cực cùng với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã từng bước góp phần tạo nên sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn khó khăn, nhu cầu tiêu dùng mặc dù vẫn tăng trưởng ở mức hai con số nhưng chưa đạt bằng mức những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ước tăng 10,6% so với năm 2013.

Công tác quản lý thị trường được triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm; tình trạng nhập lậu một số hàng hoá, trong đó đặc biệt là gia cầm qua biên giới, cơ bản được khống chế, thị trường kinh doanh mũ bảo hiểm đã từng bước được lập lại trật tự, tình hình gian lận trong kinh doanh xăng dầu đã giảm đáng kể.

Đặc biệt, trong năm 2014, Bộ Công Thương cùng với các Bộ, ngành đã tích cực tham gia các sự kiện quốc tế quan trọng, các Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA), tăng cường hợp tác trong khối ASEAN, APEC, WTO, và các tổ chức quốc tế khác.

Bộ Công Thương tiếp tục tham gia các phiên đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong những tháng cuối năm 2014, Việt Nam và các đối tác đã cơ bản kết thúc đàm phán 3 Hiệp định thương mại tự do là FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và với Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan.

Tính đến hết tháng 12/2014, các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ đã hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 32/96 đơn vị. Cổ phần hóa thành công Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, tiếp tục triển khai cổ phần hóa Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Tiếp tục giữ mức tăng trưởng trong năm 2015

Theo kế hoạch phát triển công nghiệp và thương mại năm 2015, để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2015 khoảng 6,2%, ngành công thương phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7,8-7,9% so với ước thực hiện 2014.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt khoảng 165 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 171 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2014. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng dưới 5%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước tăng khoảng 11-12% và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 5%.

Ngoài ra, ngành công thương tiếp tục tham gia tích cực vào việc đảm bảo ổn định thị trường, thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra thị trường. Tăng cường công khai, minh bạch hóa đối với các hoạt động kinh doanh điện, xăng dầu. Thực hiện tốt các giải pháp phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.

Trong năm 2015, ngành công thương cũng cam kết thực hiện có hiệu quả các giải pháp khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo chất lượng hàng hóa, nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường thế giới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc ngành Công thương
Sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc ngành Công thương

Cổ phần hóa 10 doanh nghiệp, trong đó nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với 3 Công ty mẹ

Sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc ngành Công thương

Sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc ngành Công thương

Cổ phần hóa 10 doanh nghiệp, trong đó nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với 3 Công ty mẹ

Ngành công thương cần đẩy mạnh phát triển thương hiệu
Ngành công thương cần đẩy mạnh phát triển thương hiệu

Đây là một trong các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong buổi làm việc với Bộ Công Thương sáng 7/12.

Ngành công thương cần đẩy mạnh phát triển thương hiệu

Ngành công thương cần đẩy mạnh phát triển thương hiệu

Đây là một trong các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong buổi làm việc với Bộ Công Thương sáng 7/12.

Toàn ngành Công thương nỗ lực giữ tỷ lệ nhập siêu dưới 20%
Toàn ngành Công thương nỗ lực giữ tỷ lệ nhập siêu dưới 20%

Ngày 9/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng chủ trì giao ban trực tuyến đánh giá tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại 7 tháng qua và đề ra nhiệm vụ trong các tháng cuối năm.

Toàn ngành Công thương nỗ lực giữ tỷ lệ nhập siêu dưới 20%

Toàn ngành Công thương nỗ lực giữ tỷ lệ nhập siêu dưới 20%

Ngày 9/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng chủ trì giao ban trực tuyến đánh giá tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại 7 tháng qua và đề ra nhiệm vụ trong các tháng cuối năm.

Vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia ngành công thương
Vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia ngành công thương

(VOV) - Cơ sở dữ liệu là nơi thông tin mọi mặt về lĩnh vực công nghiệp và thương mại phục vụ đa dạng đối tượng quan tâm.

Vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia ngành công thương

Vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia ngành công thương

(VOV) - Cơ sở dữ liệu là nơi thông tin mọi mặt về lĩnh vực công nghiệp và thương mại phục vụ đa dạng đối tượng quan tâm.

Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

VOV.VN - Ngành Công Thương thực hiện tái cơ cấu theo lĩnh vực: Công nghiệp; năng lượng; thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế.

Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

VOV.VN - Ngành Công Thương thực hiện tái cơ cấu theo lĩnh vực: Công nghiệp; năng lượng; thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế.

Thủ tướng chỉ đạo ngành Công thương đảm bảo cân đối điện, xăng, dầu...
Thủ tướng chỉ đạo ngành Công thương đảm bảo cân đối điện, xăng, dầu...

VOV.VN -Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành Công thương đảm bảo cân đối điện, xăng dầu, than gắn với đẩy mạnh sản xuất công nghiệp.

Thủ tướng chỉ đạo ngành Công thương đảm bảo cân đối điện, xăng, dầu...

Thủ tướng chỉ đạo ngành Công thương đảm bảo cân đối điện, xăng, dầu...

VOV.VN -Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành Công thương đảm bảo cân đối điện, xăng dầu, than gắn với đẩy mạnh sản xuất công nghiệp.