Ngành dệt dẫn đầu sản xuất công nghiệp 11 tháng

VOV.VN-Đóng góp vào mức tăng chung chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng qua đạt 5,6%, ngành dệt tăng cao nhất đạt 21,1%.

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 11 tháng qua, so với cùng kỳ năm 2012, sản xuất của ngành công nghiệp trên cả nước tăng 5,6%, còn tồn kho tính đến 1/11/2013 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,4%.

Sản xuất tháng 11 ước tính tăng 5,7%

Đóng góp vào mức tăng chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 11 tháng qua, riêng tháng 11 ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 4,2%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,2%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 9,8%.

11 tháng qua, sản xuất ngành dệt tăng 21,1%, còn tồn kho đến 1/11/2013 tăng 1,5% (Ảnh: KT)

Trong mức tăng chung chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2013 ước tính tăng 5,6%, có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,6%; cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 9,2%. Riêng khai khoáng giảm 0,5%.

Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao trong 11 tháng so với cùng kỳ năm trước là: Dệt tăng 21,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 13,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 12,5%; sản xuất trang phục tăng 11,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 10%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 9,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 9,4%; sản xuất đồ uống tăng 9%.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 10 tháng qua tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Xe có động cơ; da và các sản phẩm có liên quan; các sản phẩm từ cao su và plastic; thiết bị điện; dệt; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị).

Tồn kho 10 tháng tăng 9,4%

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/11/2013 toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,4% so với cùng thời điểm năm 2012, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm là: Sản xuất thiết bị điện tăng 8,6%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 6,1%; sản xuất trang phục giảm 4,6%; dệt tăng 1,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 2,4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 14,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 45,5%.

Tuy nhiên, vẫn còn những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung như: Sản xuất đồ uống tăng 120,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 111,4%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 80,2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 33,2%; sản xuất kim loại tăng 25,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 25,5%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 là 72,4%; tỷ lệ tồn kho bình quân 10 tháng năm nay là 74%. Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho bình quân cao là: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 119,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 113,1%; sản xuất, chế biến thực phẩm 86,2%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dệt may nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm
Dệt may nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm

VOV.VN -7 tháng ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng ở khu vực may nhưng lại gặp khó khăn ở khu vực sản xuất nguyên liệu.

Dệt may nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm

Dệt may nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm

VOV.VN -7 tháng ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng ở khu vực may nhưng lại gặp khó khăn ở khu vực sản xuất nguyên liệu.

Xuất khẩu dệt may có thể đạt 19 tỷ USD năm 2013
Xuất khẩu dệt may có thể đạt 19 tỷ USD năm 2013

VOV.VN-Với kim ngạch 10 tháng tăng 18,7%, đơn đặt hàng tăng, dự kiến cả năm 2013, xuất khẩu dệt may đạt mục tiêu từ 18,8-19,3 tỷ USD.

Xuất khẩu dệt may có thể đạt 19 tỷ USD năm 2013

Xuất khẩu dệt may có thể đạt 19 tỷ USD năm 2013

VOV.VN-Với kim ngạch 10 tháng tăng 18,7%, đơn đặt hàng tăng, dự kiến cả năm 2013, xuất khẩu dệt may đạt mục tiêu từ 18,8-19,3 tỷ USD.

Dệt may Việt Nam khó hưởng lợi từ Hiệp định TPP
Dệt may Việt Nam khó hưởng lợi từ Hiệp định TPP

Nếu không tập trung đầu tư nguyên liệu sẽ khó rút ngắn khoảng cách giữa gia công với sản xuất tạo giá trị gia tăng cao.

Dệt may Việt Nam khó hưởng lợi từ Hiệp định TPP

Dệt may Việt Nam khó hưởng lợi từ Hiệp định TPP

Nếu không tập trung đầu tư nguyên liệu sẽ khó rút ngắn khoảng cách giữa gia công với sản xuất tạo giá trị gia tăng cao.

Dệt may liên tục tăng trưởng, khả năng xuất khẩu 19,8 tỷ USD
Dệt may liên tục tăng trưởng, khả năng xuất khẩu 19,8 tỷ USD

VOV.VN -Tính chung cả 10 tháng năm 2013, xuất khẩu dệt may đạt 14,8 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ.

Dệt may liên tục tăng trưởng, khả năng xuất khẩu 19,8 tỷ USD

Dệt may liên tục tăng trưởng, khả năng xuất khẩu 19,8 tỷ USD

VOV.VN -Tính chung cả 10 tháng năm 2013, xuất khẩu dệt may đạt 14,8 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc tăng trưởng gần 50%
Xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc tăng trưởng gần 50%

VOV.VN -Dệt may luôn là mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong số những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc tăng trưởng gần 50%

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc tăng trưởng gần 50%

VOV.VN -Dệt may luôn là mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong số những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc

Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp dệt may Miền Trung
Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp dệt may Miền Trung

VOV.VN - Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước xem khu vực miền Trung là một chọn lựa để mở rộng sản xuất.

Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp dệt may Miền Trung

Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp dệt may Miền Trung

VOV.VN - Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước xem khu vực miền Trung là một chọn lựa để mở rộng sản xuất.