Ngành gỗ đang tiệm cận với chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu

VOV.VN - Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ hệ thống pháp luật trong nước và các FTA thế hệ mới.

Bộ Công Thương cho biết, trong 10 tháng năm 2020 kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vẫn đạt 9,8 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019; là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng chiếm 4,26% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tính riêng mặt hàng sản phẩm từ gỗ đạt 7,46 tỷ USD, chiếm 76,28% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Đầu tư “núp bóng” gây nguy hại

Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Cao Quốc Hưng nêu rõ, tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật trong nước, cùng với các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới được Việt Nam ký kết như CPTPP, EVFTA và Hiệp định RCEP.

“Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao, toàn diện sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh nghiệp gỗ Việt tiệm cận vị trí “mắt xích” quan trọng trong các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu tăng tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều khu vực và nhiều quốc gia” ông Hưng chỉ rõ.

Tuy nhiên, cùng với các cơ hội và thuận lợi, ngành gỗ đã, đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong thời gian tới. Cụ thể là chiến tranh thương mại giữa các cường quốc và chủ nghĩa bảo hộ mang đến những nguy cơ, tác động tiêu cực đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng.

Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam phần lớn chưa thực sự mạnh, thiếu bền vững. Các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam (như nhiều nhân công, lao động rẻ) không còn chiếm ưu thế như trước.

Nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ cũng như chưa có chính sách tổng thể, đồng bộ để tạo sức bật cho toàn ngành, do đó ngành chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn mang tính tự phát, tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao, tạo áp lực cạnh tranh trong nội bộ và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của toàn ngành.

Nhìn vào góc độ gian lận thương mại, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạo ra cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt nhằm thay thế các mặt hàng gỗ của Trung Quốc tại Mỹ.

Nhưng chính điều này cũng làm phát sinh ra các rủi ro về gian lận thương mại, lẩn tránh xuất xứ, đầu tư “núp bóng” từ một số doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang hoạt động tại Việt Nam. “Khi chính phủ Mỹ đang điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá đối với mặt hàng gỗ dán từ Việt Nam là một trong những kết quả rõ nét nhất về tác động tiêu cực của rủi ro này đối với ngành gỗ Việt. Các tín hiệu rủi ro tiếp tục xuất hiện trong một số mặt hàng khác, đặc biệt là tủ bếp và ghế sofa”, ông Lập chỉ rõ.

Chính sách nhập khẩu thông thoáng

Để phát huy thế mạnh, tiềm năng của ngành chế biến gỗ và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong những năm tới đây, đặc biệt là để đảm bảo nguyên liệu, kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp,… Trong thời gian tới, Việt Nam cần duy trì chính sách nhập khẩu thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu cũng như có chính sách đảm bảo nguồn nguyên liệu.

Ông Đỗ Xuân Lập đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường cơ chế về kiểm soát chống lẩn tránh, trốn xuất xứ; kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ thông tin, kỹ năng, kiến thức cho các Hiệp hội gỗ về phản biện trong lĩnh vực này. Đặc biệt, ông Lập kiến nghị Bộ Tài chính, đặc biệt là Tổng cục Hải quan, tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu bán thành phẩm đã qua sơ chế để sản xuất các mặt hàng gỗ đang bị áp thuế chống bán phá giá của Mỹ.

Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm có quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đang tăng trưởng cao. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét việc miễn kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu khi các nước xuất khẩu gỗ cho Việt Nam đã có giấy kiểm dịch thực vật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Ngoài ra, việc kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại hiện nay chính là vấn đề rất quan trọng với ngành gỗ.

“Các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác, tạo lập và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng, chú trọng xây dựng thương hiệu Việt cho các sản phẩm gỗ xuất khẩu”, ông Hưng chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ ảnh hưởng mạnh bởi Covid-19
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ ảnh hưởng mạnh bởi Covid-19

VOV.VN - Ngành gỗ trong nước bị ảnh hưởng mạnh do nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ trên thế giới giảm mạnh, hàng hóa không xuất khẩu được do dịch Covid-19.

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ ảnh hưởng mạnh bởi Covid-19

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ ảnh hưởng mạnh bởi Covid-19

VOV.VN - Ngành gỗ trong nước bị ảnh hưởng mạnh do nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ trên thế giới giảm mạnh, hàng hóa không xuất khẩu được do dịch Covid-19.

Chế biến và xuất khẩu gỗ tiềm ẩn nhiều rủi ro
Chế biến và xuất khẩu gỗ tiềm ẩn nhiều rủi ro

VOV.VN - Rủi ro điển hình là trong khai hải quan, khai thuế, thời hạn làm thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuế...

Chế biến và xuất khẩu gỗ tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chế biến và xuất khẩu gỗ tiềm ẩn nhiều rủi ro

VOV.VN - Rủi ro điển hình là trong khai hải quan, khai thuế, thời hạn làm thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuế...

80% đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ bị hủy, giãn vì Covid-19
80% đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ bị hủy, giãn vì Covid-19

VOV.VN - Vì dịch Covid-19 nên khách mua hàng từ Mỹ và EU dừng mua hàng, hủy đơn hàng và giãn đơn hàng khiến các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sụt giảm 80% đơn hàng.

80% đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ bị hủy, giãn vì Covid-19

80% đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ bị hủy, giãn vì Covid-19

VOV.VN - Vì dịch Covid-19 nên khách mua hàng từ Mỹ và EU dừng mua hàng, hủy đơn hàng và giãn đơn hàng khiến các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sụt giảm 80% đơn hàng.