Ngành nông nghiệp với những “nỗi lo” khi tham gia các FTA mới

VOV.VN - FTA mới sẽ đem đến cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức khi nền nông nghiệp vẫn chủ yếu là kinh tế hộ, sản xuất manh mún…

Hiệp định CPTPP và EVFTA là 2 hiệp định thương mại tự do với sự cam kết toàn diện ở mức độ cao hơn so với các FTA trước. Với ngành nông nghiệp đây vừa có cơ hội vừa có thách thức. Thị trường hàng hoá của hai hiệp định này có quy mô dân số khoảng 1 tỷ dân, chiếm 35% thương mại thế giới. Các quốc gia ký kết 2 Hiệp định CPTPP và EVFTA đều có trình độ kinh tế và quản lý hàng hoá rất cao. Khi mở cửa nông nghiệp Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh với thách thức rất lớn.

Các nước như Canada, Australia, New Zealand… có tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hoá tốt. Các mặt hàng nông sản của những nước này vừa có thế mạnh về khoa học công nghệ vừa có thế mạnh về tài nguyên sự cạnh tranh kể cả về sản phẩm nông sản, đầu tư sản xuất, khoa học công nghệ và quản lý Nhà nước.

Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác thì nông sản Việt cũng có cơ hội, thứ nhất là khả năng thích ứng của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong đó có nông nghiệp qua 12 FTA đã ký khá tốt. Đến năm 2018, xuất khẩu nông sản đạt hơn 40 tỷ USD, Việt Nam có những ngành hàng có khả năng cạnh tranh được. Qua một quá trình, những điều kiện kinh tế bổ trợ của các khu vực khác cho khu vực nông nghiệp đã phát triển.

Ngành nông nghiệp với những “nỗi lo” khi tham gia các FTA mới.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt có rất nhiều doanh nghiệp lớn đã trưởng thành về mặt quản trị để trở thành hạt nhân trong những ngành hàng nông sản chủ lực để liên kết cùng bà con nông dân. Thị trường mở rộng giúp nông sản Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu sâu hơn, tạo ra một hệ sinh thái hoàn chỉnh từ khâu sản xuất đến khâu tổ chức chế biến, tổ chức thương mại thành chuỗi khép kín, đồng bộ giữa các ngành hàng thì chúng ta sẽ chủ động trong hội nhập.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, một trong nhưng khâu yếu trong hội nhập là công tác đào tạo nguồn nhân lực để chủ động thích ứng với hội nhập. Trong đó, lực lượng làm tư pháp để chủ động bảo vệ, đấu tranh bênh vực quyền lợi ngành hàng, sản phẩm nông sản một cách chính đáng, khâu này đang là “mắt xích” yếu cần tăng cường.

Câu chuyện hàng rào kỹ thuật khi tham gia các hiệp định, Chính phủ nào cũng quan tâm đến hàng rào kỹ thuật, bởi hàng rào kỹ thuật được dựng lên để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng trong nước. Nhưng chúng ta phải làm trên một tinh thần minh bạch, bình đẳng, đồng bộ.

“Phải coi 100 triệu dân thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. Hàng hóa sản xuất ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Làm được điều đó đồng nghĩa với việc bán hàng đi được tất cả các nước. Và thực hiện được việc này cần sự đồng hành lớn hơn từ Chính phủ, Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành nông nghiệp có rất nhiều mối lo khi tham gia các FTA mới nhưng điểm lo lắng lớn nhất là sản xuất manh mún. Việt Nam có 8,6 triệu hộ nông dân, 10 triệu ha đất canh tác mà phải đi cạnh tranh với những đất nước có tài nguyên đất mênh mông. Khắc phục vấn đề này phải thực hiện bằng cách vận động hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã hay liên kết cùng doanh nghiệp.

Điểm thứ 2 là biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, 3 năm gần đây phản ánh rõ nhất vấn đề này. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp là không thể lường được trong sản xuất.

Điểm thứ 3 là thời gian hội nhập, đổi mới của nền kinh tế còn ngắn nhưng phải cạnh tranh với những nước có bề dày kinh tế, có chiều sâu và đã hoàn thiện thể chế. Để cạnh tranh chúng ta phải bỏ “mồ hôi” nhiều hơn. Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng đồng lòng tập trung vào phát triển sản xuất, hướng tới chất lượng là chuỗi giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường và tăng thu nhập của người nông dân./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD năm 2019
Ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD năm 2019

VOV.VN - Năm 2019, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt 3%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 42-43 tỷ USD.

Ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD năm 2019

Ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD năm 2019

VOV.VN - Năm 2019, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt 3%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 42-43 tỷ USD.

Tăng trưởng ngành nông nghiệp là điểm sáng của kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng ngành nông nghiệp là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế 9 tháng 2018, ngành nông nghiệp là một điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam.

Tăng trưởng ngành nông nghiệp là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng ngành nông nghiệp là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế 9 tháng 2018, ngành nông nghiệp là một điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam.

Hiệp định thương mại tự do: “Cú hích” cho ngành nông nghiệp Việt Nam
Hiệp định thương mại tự do: “Cú hích” cho ngành nông nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Bên cạnh các lợi thế mà các FTA mang lại, ngành nông nghiệp Việt Nam cần cải cách thể chế để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho ngành phát triển.

Hiệp định thương mại tự do: “Cú hích” cho ngành nông nghiệp Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do: “Cú hích” cho ngành nông nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Bên cạnh các lợi thế mà các FTA mang lại, ngành nông nghiệp Việt Nam cần cải cách thể chế để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho ngành phát triển.