Ngành Thuế không để tình trạng ‘trên nóng, dưới lạnh’ và ‘virus trì trệ’

VOV.VN - Ngành Thuế cần có biện pháp mạnh mẽ để dẹp bỏ ngay tình trạng cán bộ thuế nhũng nhiễu, thờ ơ, tiêu cực. Không để tình trạng ‘trên nóng, dưới lạnh’, quyết tâm phòng chống ‘virus trì trệ’.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2020 và triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2021 tổ chức chiều nay 5/1.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao và biểu dương ngành Tài chính nói chung, ngành Thuế nói riêng đã rất nỗ lực và đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào thành công chung về phát triển kinh tế-xã hội, góp phần cùng cả nước đạt được những thành tựu rất ấn tượng trong bối cảnh, trạng thái “bình thường mới”.

Mặc dù trong bối cảnh tình hình đất nước và toàn cầu đặc biệt khó khăn trong năm 2020, nhưng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của ngành Thuế vẫn vượt 1,7% so với dự toán đã được Quốc hội giao, góp phần cơ bản bảo đảm số thu chung của toàn ngành Tài chính, đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các chỉ tiêu được Quốc hội giao. Số thu nội địa năm 2020 đạt tỷ trọng lớn (86,5%) trong tổng thu NSNN cho thấy nguồn thu thuế đã chuyển biến theo hướng bền vững hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Hệ thống chính sách thuế đã được hoàn thiện theo hướng bao quát, phát triển nguồn thu, bảo đảm tính thống nhất, đơn giản, công bằng, hiệu quả. Cải cách thủ tục hành chính thuế được đẩy mạnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng nhấn mạnh ngành Thuế cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá khách quan và kỹ hơn một số tồn tại, hạn chế của ngành để tập trung khắc phục, có giải pháp đột phá trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng chỉ ra mặc dù chính sách về thuế dần được hoàn thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn phát triển (như chính sách thuế VAT đối với mặt hàng phân bón, vẫn chưa bảo đảm công bằng giữa phân bón nhập khẩu và phân bón sản xuất trong nước).

“Các chính sách phải được hoàn thiện theo hướng vừa bảo đảm nguồn thu, vừa nuôi dưỡng nguồn thu, bao quát nguồn thu đồng thời bảo đảm công bằng, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh như thế mới tạo ra nguồn thu bền vững,” Phó Thủ tướng nói.

Đáng chú ý, vẫn còn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, khiếu nại, khiếu kiện của doanh nghiệp, người nộp thuế cũng như kỷ luật kỷ cương ở một số nơi còn chưa nghiêm, vẫn còn hiện tượng cán bộ vi phạm, phải xử lý. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị ngành Thuế phải có nhìn nhận thấu đáo, chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan, áp dụng đúng quy định của pháp luật nhưng không cứng nhắc, thấu tình đạt lý, tăng cường chủ động, trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan, đối thoại, giải thích với doanh nghiệp để tìm giải pháp xử lý dứt điểm, thấu đáo trong thời gian tới, giảm thiểu khối lượng công việc phải đẩy lên Chính phủ, Thủ tướng.

“Không để tình trạng ‘trên nóng, dưới lạnh’, quyết tâm phòng chống ‘virus trì trệ’. Ngành Thuế cần có biện pháp mạnh mẽ để dẹp bỏ ngay tình trạng này; thực hiện kiểm tra, xử lý nghiêm, đưa ra khỏi Ngành những cán bộ công chức hư hỏng, thoái hóa, biến chất”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng chỉ ra tình trạng nợ đọng thuế còn lớn, người nộp thuế chây ỳ, trốn thuế, chuyển giá vẫn còn diễn ra, điều này làm giảm tính công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và tính lành mạnh của môi trường kinh doanh, nhất là các hoạt động kinh doanh liên quan đến sử dụng công nghệ đa quốc gia tại Việt Nam.

“Cần tập trung quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh và khu vực ngoài quốc doanh, lĩnh vực này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro thất thu thuế, nhất là trong bối cảnh thanh toán tiền mặt còn lớn, chưa kiểm soát được nguồn tiền và thu nhập. Tiến tới thực hiện thu thuế điện tử đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.  Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tập trung thanh tra hoạt động chuyển giá, thương mại điện tử… phát hiện và ngăn chặn các hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế; tăng cường quản lý hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Xác định năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Thuế tích cực triển khai các nhiệm vụ nhằm hoàn thành xây dựng chiến lược cải cách thuế cho giai đoạn 2021-2030; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách về thuế để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

“Xây dựng chính sách lấy người nộp thuế là trung tâm và là đối tượng phục vụ. Xây dựng chính sách phải chú trọng mở rộng cơ sở thuế, bao quát nguồn thu, tránh thất thu, thu sót, lưu ý các lĩnh vực để bảo vệ quyền đánh thuế của Việt Nam: chuyển nhượng vốn, cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam nhưng thực hiện ngoài Việt Nam, loại hình kinh tế chia sẻ.... Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN năm 2021”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý.

Thu ngân sách vượt 1,9% dự toán được giao

Báo cáo tại hội nghị, ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, năm 2020, Tổng cục Thuế thực hiện thu ngân sách đạt 1,29 triệu tỷ đồng, bằng 101,9% dự toán (vượt 24.349 tỷ đồng) và vượt 175.849 tỷ đồng so với số ước thu đã báo cáo Quốc hội. Trong đó, thu từ dầu thô đạt 34.576 tỷ đồng, bằng 98,2% dự toán. Thu nội địa đạt 1.244.073 tỷ đồng, bằng 102% dự toán (vượt 24.973 tỷ đồng), vượt 173.773 tỷ đồng so với số ước thu đã báo cáo Quốc hội.

Có 55/63 địa phương hoàn thành và vượt mức dự toán, trong đó có một số địa phương vượt trên 10% như Ninh Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Thừa Thiến Huế, Lào Cai… Có 41/63 địa phương có tăng trưởng thu.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến ngày 31/12, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 83.979 cuộc thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; kiểm tra được 804.590 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 71.876 tỷ đồng, bằng 114,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra chống thất thu, ngành Thuế cũng đẩy mạnh công tác quản lý nợ thuế. Xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2020 đến từng cục thuế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ các cục thuế thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ, tiến độ thu nợ hàng tháng, công khai thông tin nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Với việc tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp quản lý nên ngành Thuế đã tăng thu cho ngân sách thêm hàng chục nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền nợ thuế mà ngành Thuế quản lý tính đến thời điểm cuối năm 2020 đã giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu trên tổng thu năm 2020 ở mức 4,1%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu 1.000 tỷ đồng tiền thuế từ các cá nhân kinh doanh trên Facebook, Google
Thu 1.000 tỷ đồng tiền thuế từ các cá nhân kinh doanh trên Facebook, Google

VOV.VN - Theo số liệu của Tổng cục Thuế, số tiền thuế thu về từ các cá nhân kiếm tiền trên nền tảng Google, Facebook trong năm 2019 - 2020 đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Thu 1.000 tỷ đồng tiền thuế từ các cá nhân kinh doanh trên Facebook, Google

Thu 1.000 tỷ đồng tiền thuế từ các cá nhân kinh doanh trên Facebook, Google

VOV.VN - Theo số liệu của Tổng cục Thuế, số tiền thuế thu về từ các cá nhân kiếm tiền trên nền tảng Google, Facebook trong năm 2019 - 2020 đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Bất chấp dịch bệnh, ngành Thuế ước thu ngân sách năm 2020 vượt dự toán 1%
Bất chấp dịch bệnh, ngành Thuế ước thu ngân sách năm 2020 vượt dự toán 1%

VOV.VN - Dù năm 2020 dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, tuy nhiên, cơ quan thuế vẫn hoàn thành vượt dự toán mức thu ngân sách được Quốc hội giao từ đầu năm.

Bất chấp dịch bệnh, ngành Thuế ước thu ngân sách năm 2020 vượt dự toán 1%

Bất chấp dịch bệnh, ngành Thuế ước thu ngân sách năm 2020 vượt dự toán 1%

VOV.VN - Dù năm 2020 dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, tuy nhiên, cơ quan thuế vẫn hoàn thành vượt dự toán mức thu ngân sách được Quốc hội giao từ đầu năm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Năm 2020 - một năm đầy chông gai nhưng rất đáng tự hào”
Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Năm 2020 - một năm đầy chông gai nhưng rất đáng tự hào”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, tính đến ngày 24/12, thu NSNN đạt 93,18% dự toán. Điều đáng mừng, số giảm thu dự toán báo cáo trước đó là 190.000 tỷ đồng, đến nay đã giảm còn khoảng 103.000 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Năm 2020 - một năm đầy chông gai nhưng rất đáng tự hào”

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Năm 2020 - một năm đầy chông gai nhưng rất đáng tự hào”

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, tính đến ngày 24/12, thu NSNN đạt 93,18% dự toán. Điều đáng mừng, số giảm thu dự toán báo cáo trước đó là 190.000 tỷ đồng, đến nay đã giảm còn khoảng 103.000 tỷ đồng.